Cục An toàn lao động có vị trí và chức năng thế nào? Người đứng đầu Cục An toàn lao động có trách nhiệm thực hiện những việc gì?
Cục An toàn lao động có vị trí và chức năng thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 396/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 quy định:
Vị trí và chức năng
Cục An toàn lao động là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Cục An toàn lao động có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Department of Work Safety, viết tắt là DWS.
Như vậy, Cục An toàn lao động có vị trí là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Department of Work Safety, viết tắt là DWS.
Theo đó, Cục An toàn lao động có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau đây:
- An toàn vệ sinh lao động;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Cục An toàn lao động có vị trí và chức năng thế nào? Người đứng đầu Cục An toàn lao động có trách nhiệm thực hiện những việc gì?
Người đứng đầu Cục An toàn lao động có trách nhiệm thực hiện những việc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 396/QĐ-BLĐTBXH năm 2024, người đứng đầu Cục An toàn lao động là Cục trưởng Cục An toàn lao động.
Theo đó, tại Điều 4 Quyết định 396/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 có quy định như sau:
Điều 4. Cục trưởng Cục An toàn lao động có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng và văn phòng thuộc Cục; sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với công chức, người lao động thuộc Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng, trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động.
Như vậy, chiếu theo quy định trên, Cục trưởng Cục An toàn lao động có trách nhiệm thực hiện các việc cụ thể như sau:
- Ban hành, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Cục;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng và văn phòng thuộc Cục;
- Sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với công chức, người lao động thuộc Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Xây dựng, trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động.
Cục trưởng Cục An toàn lao động được hưởng mức phụ cấp chức vụ là bao nhiêu?
Theo Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước quy định tại tiểu mục 4 Mục 1 ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 117/2016/NĐ-CP quy định như sau:
STT | Chức danh lãnh đạo | Hệ số |
1 | Cục trưởng thuộc Bộ | 1,00 |
2 | Phó Cục trưởng thuộc Bộ | 0,80 |
3 | Trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương | 0,60 |
4 | Phó trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương | 0,40 |
Chiếu theo quy định trên, chức danh Cục trưởng Cục An toàn lao động sẽ tương ứng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 1,0.
Theo đó, công thức tính mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là:
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Mức lương cơ sở x Hệ số
Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục trưởng Cục An toàn lao động là:
2.340.000 đồng x 1,0 = 2.340.000 đồng/tháng.
Cục trưởng Cục An toàn lao động là công chứng hay viên chức?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định:
Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập
1. Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra và tổ chức khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
2. Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương.
3. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, phòng, thanh tra, chi cục thuộc Cục.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
Chiếu theo quy định trên, Cục An toàn lao động là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, do đó, Cục trưởng Cục An toàn lao động được xác định là công chức.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?