Công việc thời vụ là gì? Công việc này có cần ký hợp đồng lao động không?
Công việc thời vụ là gì?
Hiện nay pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm "Công việc thời vụ là gì". Tuy nhiên có thể hiểu công việc này là những công việc mà người lao động thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, thường là trong vài ngày, và thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tăng cường lao động trong các dự án cụ thể hoặc trong các mùa vụ cụ thể.
Các công việc thời vụ có thể bao gồm nhiều ngành nghề và loại hình công việc, chẳng hạn như:
Bán hàng: Làm việc tại cửa hàng, siêu thị, hoặc tham gia vào các chương trình quảng bá sản phẩm.
Dịch vụ khách hàng: Hỗ trợ khách hàng qua điện thoại, email hoặc trực tiếp trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhà hàng và khách sạn: Công việc như phục vụ, đầu bếp, hoặc lễ tân trong các sự kiện đặc biệt.
Marketing và quảng cáo: Tham gia vào các chiến dịch quảng cáo hoặc sự kiện tiếp thị.
Chăm sóc sức khỏe: Các công việc như trợ lý y tá, trợ lý điều dưỡng trong thời gian cần thiết.
Giáo dục: Dạy học thêm, hướng dẫn, hoặc giảng dạy trong khoảng thời gian ngắn.
Công việc thời vụ thường linh động và không đòi hỏi cam kết lâu dài từ người lao động. Điều này có thể làm cho chúng trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên, người lao động tạm thời, hoặc những người muốn kiếm thêm thu nhập vào những giai đoạn thời gian cụ thể.
Công việc thời vụ là gì? Công việc này có cần ký hợp đồng lao động không?
Công việc thời vụ có cần ký hợp đồng lao động không?
Căn cứ Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các loại hợp đồng lao động hiện đang sử dụng trong đó có 2 loại là
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Trước đây, theo Bộ luật Lao động 2012 đã hết hiệu lực có quy định về 1 loại hợp đồng nữa là được xem là hợp đồng thời vụ, cụ thể là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy, hiện nay hợp đồng thời vụ đã không còn quy định. Do đó. khi ký kết hợp đồng lao động đối với những người lao động làm những công việc có tính chất thời vụ thì người sử dụng lao động có thể thực hiện ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Sinh viên làm công việc thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó có đối tượng là người lao động làm thời vụ có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên là đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Do đó, nếu thời hạn trong hợp đồng lao động ký với những người lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc cho những người lao động làm thời vụ.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động không có quy định người lao động phải làm bao lâu mới được khám sức khỏe định kỳ.
Thay vào đó, người sử dụng lao động căn cứ vào vào kế hoạch khám định kỳ của mình rồi tổ chức cho lao động đi khám, đảm bảo mỗi lao động có khám định kỳ hằng năm là được.
Riêng đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Xem chi tiết Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Tại đây
Ngoài ra, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Xem chi tiết Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT. Tại đây
Có nghĩa là người lao động làm việc dưới 12 tháng có thể không khám sức khỏe định kỳ do thời gian làm việc của họ không trùng vào thời gian khám sức khỏe định kỳ của người sử dụng lao động. Trường hợp trùng vào thời gian khám sức khoẻ định kỳ thì tuỳ theo chính sách hỗ trợ cũng như thoả thuận trong hợp đồng lao động mà người lao động thời vụ được khám sức khoẻ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?