Công đoàn tham gia xây dựng quan hệ lao động như thế nào?
Công đoàn tham gia xây dựng quan hệ lao động như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc xây dựng mối quan hệ lao động như sau:
Xây dựng quan hệ lao động
1. Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
2. Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Theo đó, công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Công đoàn tham gia xây dựng quan hệ lao động như thế nào?
Đoàn viên công đoàn có được công đoàn giúp đỡ học nghề không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên
1. Quyền của đoàn viên
a. Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
b. Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
c. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp.
d. Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động; được đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
đ. Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn; được công đoàn đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.
e. Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức; đoàn viên ưu tú được ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ chức; được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ tìm việc làm, học nghề.
g. Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.
h. Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí công đoàn, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc làm.
i. Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn hỗ trợ.
...
Theo đó, khi là đoàn viên công đoàn thì người lao động sẽ được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ học nghề.
Quản lý đoàn viên công đoàn qua đâu?
Căn cứ tiểu mục 4.3 Mục 4 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
4. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam và chuyển sinh hoạt công đoàn theo Điều 3
...
4.3. Công tác quản lý đoàn viên công đoàn
a. Đoàn viên công đoàn được quản lý thông qua thẻ đoàn viên, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn thống nhất quản lý về phôi thẻ, mã số thẻ, phân cấp cho liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương thực hiện in thẻ đoàn viên.
b. Thẻ đoàn viên được trao trong buổi lễ kết nạp hoặc sau khi được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đoàn viên nhận thẻ phải thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thẻ đoàn viên, khi mất hoặc hỏng phải báo ngay với công đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt để được cấp lại hoặc đổi thẻ đoàn viên. Khi phát hiện thẻ đoàn viên giả phải báo cáo kịp thời với công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên.
c. Đoàn viên ra khỏi tổ chức công đoàn, bị khai trừ khỏi tổ chức công đoàn thì công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt hoặc công đoàn cấp trên xóa tên trong danh sách đoàn viên.
4.4. Thủ tục chuyển sinh hoạt công đoàn
a. Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ để được sinh hoạt công đoàn tại nơi đến. Trường hợp đoàn viên chưa được cấp thẻ, công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn chuyển đi có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt công đoàn cho đoàn viên.
b. Trường hợp nơi đoàn viên làm việc chưa có tổ chức công đoàn thì đoàn viên liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất theo địa giới hành chính để được hướng dẫn, giúp đỡ tiếp tục sinh hoạt công đoàn.
Theo đó, đoàn viên công đoàn được quản lý thông qua thẻ đoàn viên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?