Công đoàn cấp trên có trách nhiệm gì trong việc thành lập công đoàn cơ sở?
Công đoàn cấp trên có trách nhiệm gì trong việc thành lập công đoàn cơ sở?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
...
2. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trong việc thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Hỗ trợ người lao động lập ban vận động.
b. Hỗ trợ ban vận động về nội dung, phương thức tuyên truyền người lao động gia nhập công đoàn, tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
c. Xem xét công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định.
d. Những nơi người lao động không đủ khả năng tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn và thực hiện các thủ tục kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời.
3. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, công đoàn cấp trên có các trách nhiệm sau đây trong việc thành lập công đoàn cơ sở:
- Hỗ trợ người lao động lập ban vận động.
- Hỗ trợ ban vận động về nội dung, phương thức tuyên truyền người lao động gia nhập công đoàn, tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở; bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Xem xét công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, và ban chấp hành công đoàn cơ sở theo quy định.
- Những nơi người lao động không đủ khả năng tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn và thực hiện các thủ tục kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời.
Công đoàn cấp trên có trách nhiệm gì trong việc thành lập công đoàn cơ sở? (Hình từ Internet)
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được tổ chức như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Thẩm quyền thành lập và đối tượng tập hợp của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức theo đơn vị hành chính, theo ngành, nghề, tổng công ty, tập đoàn kinh tế, do liên đoàn lao động tỉnh, thành phố hoặc công đoàn ngành trung ương quyết định thành lập, giải thể, theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
...
Theo đó, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được tổ chức theo đơn vị hành chính, theo ngành, nghề, tổng công ty, tập đoàn kinh tế, do liên đoàn lao động tỉnh, thành phố hoặc công đoàn ngành trung ương quyết định thành lập, giải thể, theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Yêu cầu về kinh nghiệm đối với cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung
...
2. Cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau đây:
...
c) Về năng lực, uy tín và kinh nghiệm
- Nắm vững tình hình công nhân, viên chức và hoạt động công đoàn trong phạm vi quản lý; tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, giải pháp với cấp ủy, chính quyền cùng cấp về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; tổ chức thực hiện tốt việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức công đoàn, của đoàn viên và người lao động.
- Có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý; tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội; giữ mối liên hệ và gắn bó với công nhân lao động và quần chúng nhân dân, là cầu nối giữa công nhân lao động với Đảng; tham gia xây dựng Đảng và chính quyền; tổ chức tập hợp xây dựng liên minh chính trị và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học, năng động, sáng tạo; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; được cán bộ, đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tin tưởng, tín nhiệm.
- Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.
Theo đó, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở yêu cầu phải có kinh nghiệm như sau:
- Kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý;
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội;
- Giữ mối liên hệ và gắn bó với công nhân lao động và quần chúng nhân dân, là cầu nối giữa công nhân lao động với Đảng;
- Tham gia xây dựng Đảng và chính quyền;
- Tổ chức tập hợp xây dựng liên minh chính trị và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?