Công chức viên chức không được hành nghề dịch vụ kế toán?
Để được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 1, 2, 3 Điều 58 Luật Kế toán 2015 quy định về điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:
Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự;
b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Như vậy để được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập 2011 cần đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự, có thời gian công tác đáp ứng theo quy định cũng như tham gia đầy đủ các chương trình cập nhật kiến thức.
Công chức viên chức không được hành nghề dịch vụ kế toán?
Công chức viên chức không được hành nghề dịch vụ kế toán?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 58 Luật Kế toán 2015 quy định về điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:
Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
...
4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
b) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
đ) Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
Từ quy định trên có thể thấy công chức viên chức thuộc đối tượng không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Kế toán viên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 69 Luật Kế toán 2015 quy định về thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
...
7. Kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp sau đây:
a) Gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
b) Bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên;
c) Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, kế toán viên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán nếu rơi vào một trong các trường hợp như sau:
- Gian lận, giả mạo hồ sơ để đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
- Kế toán viên bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên;
- Bị kết tội bằng bản án của Tòa án và đã có hiệu lực pháp luật.
Bên cạnh đó, việc thu hồi giấy chứng nhận được hướng dẫn thêm bởi Điều 13 Thông tư 296/2016/TT-BTC như sau:
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 69 Luật Kế toán.
2. Người bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không được tiếp tục hành nghề dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán và phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này.
3. Người bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?