Công chức, viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc thì được tự nguyện tinh giản biên chế không?
- Công chức, viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc thì được tự nguyện tinh giản biên chế không?
- Sau khi tinh giản biên chế, đối tượng nào sẽ được hưởng trợ cấp khi nghỉ hưu trước tuổi?
- Những khoản trợ cấp nào mà công chức, viên chức tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên có thể được nhận?
Công chức, viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc thì được tự nguyện tinh giản biên chế không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
...
h) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Như vậy, công chức, viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc thì không nằm trong trường hợp được tự nguyện tinh giản biên chế.
Lưu ý: Thời gian kỷ luật bị buộc thôi việc được xét tại thời điểm tinh giản biên chế.
Công chức, viên chức đang trong thời gian kỷ luật bị buộc thôi việc thì tự nguyện tinh giản biên chế được không? (Hình từ Internet)
Sau khi tinh giản biên chế, đối tượng nào sẽ được hưởng trợ cấp khi nghỉ hưu trước tuổi?
Theo căn cứ tại Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định chính sách nghỉ hưu trước tuổi, những đối tượng tinh giản biên chế sẽ được hưởng trợ cấp bao gồm:
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Lưu ý: Tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Những khoản trợ cấp nào mà công chức, viên chức tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên có thể được nhận?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
1. Đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
b) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Không áp dụng chính sách quy định tại khoản 1 Điều này đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên.
Như vậy, những khoản trợ cấp mà công chức, viên chức tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên có thể được nhận gồm:
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
- Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Lưu ý: Các khoản trợ cấp trên không áp dụng đối với đối tượng tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP .
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Chính phủ điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức nếu điều chỉnh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác cụ thể thế nào?