Công chức dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu?

Cho tôi hỏi công chức dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu? Câu hỏi từ chị M.K (Tiền Giang).

Công chức dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu?

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định như sau:

Ngạch Chấp hành viên sơ cấp
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
b) Nắm vững nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án trong việc tổ chức thi hành các vụ việc được giao;
c) Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương; thông thạo địa bàn được phụ trách;
d) Có khả năng phối hợp với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của Toà án; quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
e) Có khả năng soạn thảo các văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;
g) Công chức dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải đang giữ ngạch Chuyên viên và tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
...

Theo đó, công chức dụ thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải đang giữ ngạch Chuyên viên và tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

Công chức dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu?

Công chức dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu? (Hình từ Internet)

Chấp hành viên sơ cấp phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định như sau:

Ngạch Chấp hành viên sơ cấp
1. Chức trách
Chấp hành viên sơ cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành án hành chính đối với những vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị không lớn thuộc thẩm quyền thi hành của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
d) Báo cáo kết quả thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; kiến nghị các biện pháp giải quyết;
đ) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án;
e) Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án;
g) Tham gia xây dựng văn bản về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề về tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc thẩm quyền;
h) Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao.
...

Theo đó, Chấp hành viên sơ cấp phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây trong quá trình công tác:

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên.

- Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định.

- Báo cáo kết quả thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; kiến nghị các biện pháp giải quyết.

- Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án.

- Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án.

- Tham gia xây dựng văn bản về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề về tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc thẩm quyền.

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao.

Chấp hành viên sơ cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2017/TT-BTP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) quy định như sau:

Tiêu chuẩn chung
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của Cơ quan.
3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
6. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
7. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các quy định khác của pháp luật.

Theo đó, Chấp hành viên sơ cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung được quy định như trên.

Chấp hành viên sơ cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề trong khoảng thời gian nào?
Lao động tiền lương
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự có chức trách gì theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự có nhiệm vụ gì theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự theo quy định mới nhất là gì?
Lao động tiền lương
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự cần đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng như thế nào?
Lao động tiền lương
Đáp ứng tiêu chuẩn nào thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự?
Lao động tiền lương
Điều kiện đăng ký dự thi Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự là gì?
Lao động tiền lương
Bổ nhiệm bổ sung Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Công chức dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chấp hành viên sơ cấp
269 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chấp hành viên sơ cấp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào