Công bố điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024? Sinh viên làm thêm có được đóng BHXH không?
Công bố điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024?
Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024, việc xử lý nguyện vọng trên Hệ thống để xác định nguyện vọng trúng tuyển (nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển nếu có) sẽ diễn ra từ ngày 13/8 đến 17 giờ 00 ngày 17/8/2024.
Thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 sẽ được công bố chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 19/8/2024.
Các trường đại học sẽ bắt đầu công bố điểm chuẩn từ 17 giờ ngày 17/8 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 19/8.
Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2024 như sau:
Chương trình Khoa học máy tính (IT1) lấy điểm chuẩn cao nhất là 83.82 đối với điểm thi ĐGTD (TSA) và 28.53 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT.
Chương trình Kỹ thuật máy tính (IT2) lấy điểm chuẩn là 82.08 đối với điểm thi ĐGTD (TSA) và 28.48 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT, cao thứ hai năm nay.
Kế đó chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) với số điểm tương ứng là 81.6 và 28.22 điểm.
Hai chương trình có điểm chuẩn thấp nhất năm nay là TROY-IT và TROY-BA với mức điểm là 50.29 đối với điểm thi ĐGTD (TSA) và 21 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT.
Xem thêm:
>>> Điểm chuẩn Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Trường Đại học Mỹ thuật năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Học viện Cán bộ năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Trường Đại học Y Dược năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Trường Đại học Mở TPHCM năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Trường Đại học Nông Lâm năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Trường Đại học Hoa Sen năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Trường Đại học Hutech năm 2024?
>>> Điểm chuẩn trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2024?
>>> Điểm chuẩn trường Đại học Sài Gòn năm 2024?
>>> Điểm chuẩn trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2024?
Công bố điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024? Sinh viên làm thêm có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Việc đóng bảo hiểm xã hội đối với sinh viên làm thêm được quy định thế nào?
Tại khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, đóng bảo hiểm xã hội là một quyền lợi cũng như là trách nhiệm của người lao động nên đối với sinh viên làm thêm cũng sẽ được hưởng quyền lợi và thực hiện trách nhiệm này.
Đồng thời, tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Như vậy, việc đóng bảo hiểm xã hội đối với sinh viên làm thêm phụ thuộc vào hợp đồng lao động. Nếu sinh viên làm thêm theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tiền lương tính theo giờ của sinh viên làm thêm được trả như thế nào?
Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 16.600 |
Như vậy, tuỳ theo từng khu vực mà mức lương tối thiểu giờ sẽ khác nhau. Tuy nhiên người sử dụng lao động không được trả cho sinh viên làm thêm thấp hơn mức lương tối thiểu giờ theo quy định nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?