Còn mấy ngày nữa tới Tết 2024? Đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024 như thế nào?
Còn mấy ngày nữa tới Tết 2024?
Hai ngày lễ Tết Dương lịch và âm lịch đều là những ngày rất quan trọng trong năm đối với người Việt Nam.
Tết Dương lịch 2024 sẽ rơi vào ngày thứ Hai đầu tuần (01/01/2024). Vì vậy, theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ có lịch nghỉ Tết Tây như sau:
- Đối với lao động làm việc vào thứ 7: Nghỉ từ Chủ Nhật ngày 31/12/2023 tới hết 01/01/2024, tổng cộng nghỉ 2 ngày.
- Đối với lao động không làm việc vào thứ 7: Nghỉ từ thứ Bảy 30/12/2023 tới hết 01/01/2024, tổng cộng nghỉ 3 ngày.
Tết Âm lịch năm 2024 là năm Giáp Thìn và ngày mùng 1 tết bắt đầu vào Thứ 7 (tức ngày 10/02/2024 dương lịch) và đêm 30 sẽ là thứ 6 (tức ngày 09/02/2024).
Như vậy, tính từ hôm nay ngày 20/10/2023 thì còn 113 ngày nữa sẽ đến Tết Âm lịch năm 2024 và còn 73 ngày nữa sẽ đến Tết Dương lịch năm 2024.
Xem thêm: Lịch nghỉ Tết năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thế nào?
Còn mấy ngày nữa tới Tết 2024? Đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024 như thế nào?
Ngày 22-9, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết cơ quan này đã xây dựng xong dự thảo các phương án nghỉ Tết Nguyên đán và Quốc khánh 2-9-2024, xin ý kiến các bộ ngành liên quan trước khi trình Thủ tướng quyết định.
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất hai phương án cho dịp nghỉ dài nhất trong năm này.
Phương án 1
Theo đó, công chức, viên chức nghỉ từ thứ năm, ngày 8/2/2024 đến hết thứ tư, ngày 14/2/2024 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Với phương án này, dịp Tết Nguyên đán 2024, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 7 ngày (bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động).
Phương án 2
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất nghỉ 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết. Theo đó, công chức, viên chức nghỉ từ thứ sáu, ngày 9/2/2024 đến hết thứ năm, ngày 15/2/2024 (tức ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Với phương án này, dịp Tết Nguyên đán, công chức, viên chức cũng sẽ được nghỉ 7 ngày (bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần, theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).
Theo Bộ LĐ-TB&XH cả hai phương án đề xuất đều có số ngày nghỉ bằng nhau nhưng bộ này đề xuất chọn phương án 1 vì đảm bảo hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp có quyền tự quyết lịch nghỉ Tết âm lịch căn cứ vào phương án do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, song phải thông báo trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày để người lao động chủ động mua vé tàu, vé xe, sắp xếp công việc.
Ngoài ra, trong năm 2024, người lao động còn được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (mùng 10 tháng ba âm lịch), nghỉ 30-4 (1 ngày) và Ngày Quốc tế lao động (1-5) 1 ngày, nghỉ Quốc khánh 2 ngày (ngày 2-9 và 1 ngày liền kề trước hoặc sau).
Xem chi tiết thông tin tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/de-xuat-phuong-an-nghi-tet-nguyen-dan-2024-119230922175532282.htm.
Người lao động làm việc vào các ngày nghỉ Tết 2024 thì được nhận mức lương như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?