Cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu công ty khấu trừ tiền lương khi người lao động không thi hành việc cấp dưỡng nuôi con không?
Có những biện pháp cưỡng chế thi hành án nào?
Căn cứ tại Điều 71 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Như vậy, để cưỡng chế thi hành án có thể dùng các biện pháp bao gồm:
- Khẩu trừ, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
- Trừ thu nhập của người thi hành án;
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án;
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án;
- Buộc chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ, vật;
- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc.
Cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu công ty khấu trừ tiền lương của người lao động khi người lao động không thi hành việc cấp dưỡng nuôi con không?
Có những căn cứ nào để cưỡng chế thi hành án dân sự?
Căn cứ tại Điều 70 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định về căn cứ cưỡng chế thi hành án như sau:
Căn cứ cưỡng chế thi hành án
Căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm:
1. Bản án, quyết định;
2. Quyết định thi hành án;
3. Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
Như vậy, các căn cứ để cưỡng chế thi hành án gồm có:
- Bản án, quyết định, quyết định thi hành án của Tòa án;
- Quyết định cưỡng chế thi hành án;
Có thể khấu trừ tiền lương của người lao động khi không thực hiện thi hành án cấp dưỡng cho con không?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định về trừ vào thu nhập của người phải thi hành án như sau:
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
...
Như vậy, tiền lương của người lao động thuộc thu nhập dùng để thi hành án. Trường hợp thực hiện khấu trừ vào tiền lương của người lao động khi không thực hiện thi hành án cần lưu ý một số điều sau:
- Theo thỏa thuận của đương sự;
- Trong bản án, quyết định có ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
- Thi hành án cấp dưỡng;
- Khoản tiền phải thi hành án không lớn;
- Tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thực hiện thi hành án.
Theo đó, khi người phải thi hành án không thực hiện thi hành án cấp dưỡng cho con thì bên thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bên công ty tự khấu trừ tiền lương của người lao động.
Số tiền thu nhập dùng để khấu trừ cho việc thi hành án là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 78 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định về trừ vào thu nhập của người phải thi hành án như sau:
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
...
3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, mức cao nhất được trừ vào thu nhập của người phải thi hành án để thực hiện thi hành án không được quá 30% tổng số tiền nhận được hàng tháng, trừ khi đương sự có thỏa thuận khác.
Khi thực hiện khấu trừ vào thu nhập khác phải dựa trên tình hình thực tế của người phải thi hành án và đảm bảo điều kiện sinh hoạt ở mức tối thiểu cho người đó và người được nuôi dưỡng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?