Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp?
Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền.
Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Hồ sơ gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Gia hạn giấy phép
1. Doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải bảo đảm các quy định sau:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
c) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;
d) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm hết hạn của giấy phép ít nhất 20 ngày làm việc.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) Các văn bản quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
...
Theo đó, hồ sơ gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp bao gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP.
- 01 bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP.
Tuy nhiên, đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì ngoài những giấy tờ trên thì cần chuẩn bị thêm những giấy tờ quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định 23/2021/NĐ-CP.
Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 23/2021/NĐ-CP.
Doanh nghiệp giả mạo văn bản trong hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
...
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Không đảm bảo một trong các điều kiện cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5, khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ việc làm cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đó đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, doanh nghiệp giả mạo văn bản trong hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Lưu ý: Trường hợp xử phạt trên đối với doanh nghiệp giả mạo văn bản trong hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?