Có phải lập sổ theo dõi bảo dưỡng khi sử dụng cổng trục không?
Có phải lập sổ theo dõi bảo dưỡng khi sử dụng cổng trục không?
Căn cứ tiểu mục 3.5.4.17. Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định về việc lập sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa như sau:
Quy định quản lý
...
3.5. Quản lý sử dụng an toàn cầu trục, cổng trục.
...
3.5.4.17. Mỗi cầu trục, cổng trục phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định của tổ chức, cá nhân sản xuất.
...
Theo đó, mỗi cổng trục phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định của tổ chức, cá nhân sản xuất.
Có phải lập sổ theo dõi bảo dưỡng khi sử dụng cổng trục không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ kỹ thuật của cổng trục gồm những gì?
Căn cứ mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:
Quy định quản lý
3.1. Hồ sơ kỹ thuật của cầu trục, cổng trục bao gồm:
3.1.1. Bản thuyết minh chung phải thể hiện được: Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kiểu mẫu, mã hiệu, năm sản xuất, tải trọng nâng cho phép, công suất làm việc của động cơ, nguyên lý hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, cơ cấu hạn chế quá tải, cơ cấu nâng), các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với cầu trục, cổng trục.
3.1.2. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.
3.1.3. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của cầu trục, cổng trục.
3.1.4. Bản vẽ tổng thể của cầu trục, cổng trục có ghi các kích thước và thông số chính.
3.1.5. Quy trình kiểm tra và thử tải, quy trình xử lý, khắc phục sự cố.
3.1.6. Hướng dẫn sử dụng và lắp đặt.
3.1.7. Chế độ kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
3.1.8. Các chế độ làm việc của cầu trục, cổng trục, các thiết bị an toàn.
...
Theo đó, hồ sơ kỹ thuật của cổng trục bao gồm:
- Bản thuyết minh chung phải thể hiện được: Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kiểu mẫu, mã hiệu, năm sản xuất, tải trọng nâng cho phép, công suất làm việc của động cơ, nguyên lý hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, cơ cấu hạn chế quá tải, cơ cấu nâng), các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với cổng trục.
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.
- Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của cổng trục.
- Bản vẽ tổng thể của cổng trục có ghi các kích thước và thông số chính.
- Quy trình kiểm tra và thử tải, quy trình xử lý, khắc phục sự cố.
- Hướng dẫn sử dụng và lắp đặt.
- Chế độ kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
- Các chế độ làm việc của cổng trục, các thiết bị an toàn.
Khi nào kiểm định định kỳ đối với cổng trục?
Căn cứ mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:
Chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cầu trục, cổng trục
...
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cầu trục, cổng trục:
4.2.1. Cầu trục, cổng trục trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và được gắn tem kiểm định theo quy định.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cổng trục phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
4.2.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với cầu trục, cổng trục:
4.2.2.1. Chu kỳ kiểm định là 03 năm một lần đối với các cầu trục, cổng trục làm việc trong điều kiện làm việc bình thường.
4.2.2.2. Chu kỳ kiểm định là 01 năm một lần đối với các cầu trục, cổng trục đã sử dụng trên 12 năm.
4.2.2.3. Thời hạn kiểm định có thể rút ngắn nếu nhà chế tạo hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu.
4.2.2.4. Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể rút ngắn thời hạn kiểm định nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định về các vấn đề kỹ thuật đảm bảo an toàn của cầu trục, cổng trục trong quá trình sử dụng.
Theo đó, cổng trục trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và được gắn tem kiểm định theo quy định.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
Chu kì kiểm định định kỳ đối với cổng trục như sau:
- Chu kỳ kiểm định là 03 năm một lần đối với các cổng trục làm việc trong điều kiện làm việc bình thường.
- Chu kỳ kiểm định là 01 năm một lần đối với các cổng trục đã sử dụng trên 12 năm.
- Thời hạn kiểm định có thể rút ngắn nếu nhà chế tạo hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu.
- Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể rút ngắn thời hạn kiểm định nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định về các vấn đề kỹ thuật đảm bảo an toàn của cầu trục trong quá trình sử dụng.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?