Có được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ hay không?
Có được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ hay không?
Tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Đồng thời tại Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 không có quy định nào hạn chế việc sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng những người này làm thêm giờ, người sử dụng lao động cũng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….
Như vậy, người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý, đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm, trừ trường hợp đặc biệt được quy định Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.
Có được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ hay không? (Hình từ Internet)
Khi sử dụng người lao động cao tuổi, cần lưu ý những gì?
Tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Theo đó, để sử dụng lao động cao tuổi một cách hợp pháp, người sử dụng lao động cần:
- Thỏa thuận với lao động cao tuổi giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Trả tiền lương và đảm bảo các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
- Có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Người lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Tại khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Quy định chuyển tiếp
...
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
...
Theo đó, nếu người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nếu người lao động cao tuổi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp này người lao động cao tuổi vẫn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?