Có được thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công chức đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng?
Đối với cán bộ công chức việc thuyên chuyển công tác được ghi nhận bao gồm một trong các hình thức là điều động, luân chuyển và biệt phái.
Hình thức luân chuyển cán bộ công chức được quy định như thế nào?
Khái niệm luân chuyển cán bộ
Theo quy định tại khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 52 Luật Cán bộ, công chức 2008, được hướng dẫn bởi Mục 5 Chương III Nghị định 138/2020/NĐ-CP, theo đó luân chuyển là việc cơ quan, đơn vị tổ chức nơi công chức đang công tác căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, căn cứ vào kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý để thực hiện việc cử hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý khác giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện trong hệ thống của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.
Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, thời gian luân chuyển, thời gian luân chuyển ít nhất 3 năm (36 tháng) đối với một lần luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức luân chuyển
Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 138/2020/NĐ-CP,
- Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ đảm nhiệm trước khi luân chuyển thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
- Công chức luân chuyển đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Công chức luân chuyển được hưởng các chính sách về bố trí nhà ở công vụ, hỗ trợ đi lại, sinh hoạt phí và các chính sách khác (nếu có).
- Công chức luân chuyển có thành tích đặc biệt xuất sắc (có sáng kiến, sản phẩm công tác cụ thể được cấp có thẩm quyền công nhận) được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật; được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển.
Có được thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công chức đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng? (Hình từ Internet)
Hình thức điều động cán bộ công chức được quy định như thế nào?
Khái niệm điều động cán bộ
Theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 50 Luật Cán bộ, công chức 2008, được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, theo đó điều động là việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức đang quản lý, sử dụng công chức căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ và căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ của công chức đó tiến hành chuyển cán bộ, công chức từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức được điều động
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
Hình thức biệt phái cán bộ công chức được quy định như thế nào?
Khái niệm biệt phái cán bộ công chức
Theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008, được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, theo đó biệt phái là việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức đang quản lý, sử dụng công chức căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ của công chức đó tiến hành cử công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
Tại Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008 cũng có quy định không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, thời hạn biệt phái đối với công chức là không quá 03 năm. Đối với một số lĩnh vực, ngành nghề đặc thù thì Chính phủ quy định thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Chế độ, chính sách đối với công chức được biệt phái
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
- Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
- Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu là công chức thì đơn vị, cơ quan vẫn có quyền điều động, luân chuyển nếu đảm bảo đủ điều kiện nhưng không có quyền biệt phái nếu người đó đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?