Có chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trong các lĩnh vực quản lý thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội không?
- Người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trong các lĩnh vực quản lý thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội có phải chuyển đổi vị trí công tác không?
- Đối tượng nào phải chuyển đổi vị trí công tác?
- Cơ quan nào có trách nhiệm ban hành Kế hoạch thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức không giữ chức vụ?
Người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trong các lĩnh vực quản lý thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội có phải chuyển đổi vị trí công tác không?
Căn cứ theo Điều 8 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt
1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
2. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Chiếu theo quy định trên, trong trường hợp người công tác trong các lĩnh vực quản lý thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng thì sẽ không thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trong các lĩnh vực quản lý thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội có phải chuyển đổi vị trí công tác không?
Đối tượng nào phải chuyển đổi vị trí công tác?
Theo quy định Điều 1 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020, đối tượng áp dụng các quy định tại Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 bao gồm:
- Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội.
- Người có chức vụ quyền hạn sau khi thôi giữ chức vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội.
Theo đó, Điều 4 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 có quy định:
Thời hạn thực hiện
1. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
2. Thời hạn mà người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ là 02 năm (đủ 24 tháng).
Như vậy, việc chuyển đổi vị trí công tác được áp dụng đối với công chức viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội.
Việc chuyển đổi vị trí công tác sẽ diễn ra khi công chức viên chức có thời gian làm việc từ đủ 02 năm đến 05 năm tại một tổ chức, cơ quan hoặc đơn vị.
Bên cạnh đó, đối với người có chức vụ quyền hạn thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội thì sẽ không áp dụng quy định chuyển đổi vị trí công tác nhưng khi thôi việc thì sẽ không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã trong vòng 02 năm (đủ 24 tháng).
Cơ quan nào có trách nhiệm ban hành Kế hoạch thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức không giữ chức vụ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hàng năm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ, lãnh đạo quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 2 Quyết định này và danh mục theo Luật Phòng, chống tham nhũng, các quy định của các Bộ, ngành liên quan để xây dựng, ban hành và công khai Kế hoạch thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của năm liền kề và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12.
b) Tổng hợp danh sách người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
...
Dựa theo quy định trên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, ban hành và công khai Kế hoạch thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của năm liền kề và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Như vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan ban hành Kế hoạch thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức không giữ chức vụ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?