Chuyên viên cao cấp về bảo trợ xã hội cần trình độ đào tạo ra sao?
Chuyên viên cao cấp về bảo trợ xã hội cần trình độ đào tạo ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục II.9 Mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn vị trí việc làm công chức lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, có quy định như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính; |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch; - Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe - Điềm đạm, cẩn thận - Khả năng đoàn kết nội bộ - Phẩm chất khác ... |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; - Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị; - Hiểu biết về lĩnh vực bảo trợ xã hội. |
Như vậy, chuyên viên cao cấp về bảo trợ xã hội cần trình độ đào tạo như sau:
Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương
Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
Chuyên viên cao cấp về bảo trợ xã hội cần trình độ đào tạo ra sao?
Chuyên viên cao cấp về bảo trợ xã hội có phạm vi quyền hạn ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục II.9 Mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn vị trí việc làm công chức lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, có quy định như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. |
4.3 | Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao. |
4.4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.5 | Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo quy định. |
Chuyên viên cao cấp về bảo trợ xã hội cần thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào?
Căn cứ theo Phụ lục II.9 Mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn vị trí việc làm công chức lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, có quy định như sau:
TT | Mảng công việc | Công việc cụ thể |
1 | Xây dựng văn bản | Chủ trì xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, các đề án, chương trình, dự án chiến lược lĩnh vực bảo trợ xã hội. |
2 | Hướng dẫn | - Chủ trì hướng dẫn, theo dõi việc thi hành pháp luật về lĩnh vực bảo trợ xã hội; đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc mang tính hệ thống, liên ngành về lĩnh vực bảo trợ xã hội. - Chủ trì việc tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; làm giảng viên, báo cáo viên về lĩnh vực bảo trợ xã hội; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực bảo trợ xã hội. |
3.1 | Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch | - Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, dự án, đề án về lĩnh vực bảo trợ xã hội. - Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần. |
3.2 | Tham gia ý kiến đối với các văn bản, chương trình, đề án | Chủ trì nghiên cứu, có ý kiến đối với các văn bản, chương trình, đề án cấp tỉnh, thành phố, cấp bộ, cấp nhà nước liên quan lĩnh vực bảo trợ xã hội. |
3.3 | Nghiên cứu xây dựng các đề án cấp nhà nước, cấp Bộ | Chủ trì nghiên cứu đề tài và các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực bảo trợ xã hội. |
3.4 | Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế | - Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực bảo trợ xã hội. - Chủ trì xây dựng và triển khai các chương trình, dự án hợp tác quốc tế lĩnh vực bảo trợ xã hội. |
3.5 | Báo cáo, thống kê | Theo dõi, thu thập thông tin, thống kê tổng hợp số liệu liên quan trong thực hiện các chính sách về lĩnh vực bảo trợ xã hội. |
4 | Kiểm tra, giám sát; tổ chức tổng kết, đánh giá | - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực bảo trợ xã hội trong phạm vi cả nước; đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả. - Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý. |
5 | Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | - Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. |
6 | Phối hợp thực hiện | - Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương về lĩnh vực bảo trợ xã hội. - Phối hợp thực hiện công việc với các thành viên trong đơn vị. |
7 | Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao. |
Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 05/12/2023
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Thống nhất mức tăng lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?