Người lao động đóng bảo hiểm y tế hiện nay là bao nhiêu?
Người lao động đóng bảo hiểm y tế hiện nay bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên có thể tham gia bảo hiểm y tế của nhà nước.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 về mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
...
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
...
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay là 4,5% tiền lương tháng
Trong đó:
- Người lao động đóng 1/3 tương đương 1,5% tiền lương tháng
- Người sử dụng đóng 2/3 tương đương 3% tiền lương tháng
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 là tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động của người lao động.
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương của người lao động trước khi nghỉ thai sản và mức đóng do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
Người lao động đóng bảo hiểm y tế hiện nay là bao nhiêu?
(Hình từ Internet)
Nhà nước có hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nghèo hay không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, nếu người nào thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo theo quy định pháp luật thì sẽ được nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.
Tuy nhiên, quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
4. Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
...
Như vậy, người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm y tế theo mức của người lao động và người sử dụng lao động đóng, không được nhà nước hỗ trợ tiền đóng.
Người lao động có nhiều hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm y tế như thế nào?
Theo quy định khoản 3 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
...
Như vậy, nếu người lao động đồng thời có nhiều hợp đồng lao động thì đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?