Chứng nhận hợp quy kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được thực hiện theo phương thức nào?
Chứng nhận hợp quy kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 9 Mục III QCVN 12-22:2023/BTC về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Công bố hợp quy
...
9.2. Chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp quy đối với kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo phương thức 5 “Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường hoặc lô hàng nhập khẩu kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” hoặc phương thức 7 “Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa” tại cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).
9.3. Thử nghiệm phục vụ việc chứng nhận hợp quy phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT hoặc tổ chức được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN.
9.4. Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy
Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy đối với kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT.
Theo đó, chứng nhận hợp quy đối với kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo:
- Phương thức 5 “Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường hoặc lô hàng nhập khẩu kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, hoặc:
- Phương thức 7 “Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa” tại cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Chứng nhận hợp quy kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được thực hiện theo phương thức nào?
Việc sử dụng dấu hợp quy được tuân thủ theo quy định nào theo QCVN 12-22:2023/BTC?
Căn cứ theo tiểu mục 10 Mục III QCVN 12-22:2023/BTC về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Sử dụng dấu hợp quy
Dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 của quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
Theo đó, dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 của quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện QCVN 12-22:2023/BTC là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 11 Mục IV QCVN 12-22:2023/BTC về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
11.1. Trách nhiệm của tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ
11.1.1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Phần II, thực hiện quy định tại Phần III của Quy chuẩn kỹ thuật này và đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
11.1.2. Tổ chức sản xuất, nhập khẩu kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Công Thương nơi đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT.
11.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
11.2.1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chủ trì phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công Thương, các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.
11.2.2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, đôn đốc về thực hiện các thủ tục công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này và kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
Theo đó, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện QCVN 12-22:2023/BTC được quy định như sau:
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chủ trì phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công Thương, các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện QCVN 12-22:2023/BTC.
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, đôn đốc về thực hiện các thủ tục công bố hợp quy theo quy định tại QCVN 12-22:2023/BTC và kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
Lưu ý: QCVN 12-22:2023/BTC có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?