Chứng chỉ hành nghề thú y được gia hạn trong thời hạn bao lâu?
Chứng chỉ hành nghề thú y được gia hạn trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 109 Luật Thú y 2015 quy định về việc cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y như sau:
Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y
1. Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 107 của Luật này.
b) Cục Thú y cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại khoản 4 Điều 107 của Luật này.
2. Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các điểm a, b và c khoản này còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
3. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị 05 năm.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trước khi hết hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ bao gồm đơn đăng ký gia hạn, Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, Giấy chứng nhận sức khỏe;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, Chứng chỉ hành nghề thú y được gia hạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Chứng chỉ hành nghề thú y được gia hạn trong thời hạn bao lâu?
Chứng chỉ hành nghề thú y loại nào có phạm vi sử dụng trong cả nước?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Chứng chỉ hành nghề thú y
1. Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp cho tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện hành nghề theo quy định tại Điều 108 của Luật thú y, Điều 21 của Nghị định này và hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 5 Điều 109 của Luật thú y.
2. Nội dung của Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
a) Họ và tên, ngày tháng năm sinh;
b) Địa chỉ cư trú;
c) Bằng cấp chuyên môn;
d) Loại hình hành nghề;
đ) Địa Điểm.
Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về mẫu Chứng chỉ hành nghề thú y và Đơn đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y.
3. Việc sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y được quy định như sau:
a) Chứng chỉ hành nghề thú y về tiêm phòng, chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y được sử dụng trong phạm vi cả nước. Cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề không ghi vào Mục địa Điểm hành nghề;
b) Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật, buôn bán thuốc thú y được sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được sử trong phạm vi cả nước.
Theo đó, Chứng chỉ hành nghề thú y về tiêm phòng, chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y và Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được sử dụng trong phạm vi cả nước.
Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 113 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề thú y
1. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có quyền sau đây:
a) Được hành nghề theo nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y;
b) Được đào tạo, tập huấn nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ thú y;
c) Được Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích khi tham gia hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương.
2. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật có liên quan trong hành nghề; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong hành nghề thú y;
b) Cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; tuân thủ và tham gia các hoạt động về thú y khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có quyền sau đây:
- Được hành nghề theo nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y;
- Được đào tạo, tập huấn nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ thú y;
- Được Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích khi tham gia hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương.
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?
- Công đoàn cấp trên có trách nhiệm gì trong việc thành lập nghiệp đoàn cơ sở?
- Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền gì? Thẩm phán có cần giải trình về quan điểm xét xử của mình không?