Chứng chỉ CPA là gì? Cho thuê chứng chỉ CPA có bị phạt không?

Chứng chỉ CPA là gì? Cho thuê chứng chỉ kế toán viên có bị phạt không? Trường hợp nào bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên?

CPA là gì?

Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant) là chứng chỉ kế toán, được cấp cho những chuyên gia kế toán đã đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Chứng chỉ này thường được cấp bởi các hiệp hội nghề nghiệp uy tín trong nước hoặc quốc tế, như Bộ Tài chính ở Việt Nam hoặc Hội Kế toán Công chức Úc.

Vai trò và lợi ích của chứng chỉ CPA:

- Chứng nhận năng lực chuyên môn: CPA là minh chứng cho năng lực và kỹ năng vững chắc của một kế toán - kiểm toán viên chuyên nghiệp.

- Tăng cơ hội nghề nghiệp: Người sở hữu CPA thường có nhiều cơ hội việc làm hơn và được ưu tiên trong các vị trí quản lý tài chính.

- Tín nhiệm từ nhà tuyển dụng: CPA giúp tăng sự tín nhiệm từ nhà tuyển dụng, cấp trên, và các đối tác.

- Thu nhập cao hơn: Trung bình, những người có chứng chỉ CPA thường có mức thu nhập cao hơn so với những người không có chứng chỉ này.

Thông tin mang tính chất tham khảo

Chứng chỉ CPA là gì? Cho thuê chứng chỉ CPA có bị phạt không?

Chứng chỉ CPA là gì? Cho thuê chứng chỉ CPA có bị phạt không? (Hình từ Internet)

Cho thuê chứng chỉ kế toán viên có bị phạt không?

Theo Điều 21 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Chứng chỉ kế toán viên;
b) Cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của người không làm việc hoặc làm việc theo hợp đồng lao động không đảm bảo là làm toàn bộ thời gian tại đơn vị mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Chứng chỉ kế toán viên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kế toán viên hành nghề thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Theo đó, hành vi cá nhân cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê Chứng chỉ kế toán viên của mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian thì bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Bên cạnh đó còn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kế toán viên hành nghề thực hiện hành vi cho thuê chứng chỉ kế toán viên.

Ngoài ra, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp nào bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên?

Theo Điều 23 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về thu hồi chứng chỉ kế toán viên, cụ thể như sau:

Thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên
1. Chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Kê khai không trung thực về quá trình và thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
b) Sửa chữa, giả mạo hoặc gian lận về bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
c) Thi hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ trong kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên.

Theo đó, chứng chỉ kế toán viên bị thu hồi trong các trường hợp sau:

- Kê khai không trung thực về quá trình và thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên.

- Sửa chữa, giả mạo hoặc gian lận về bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên.

- Thi hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ trong kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Chứng chỉ hành nghề kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chứng chỉ CPA là gì? Cho thuê chứng chỉ CPA có bị phạt không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chứng chỉ hành nghề kế toán
89 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ hành nghề kế toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ hành nghề kế toán

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật kế toán đang có hiệu lực
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào