Chứng chỉ CFA là gì? Chứng chỉ CFA có thời hạn bao lâu?
Chứng chỉ CFA là gì? Chứng chỉ CFA có thời hạn bao lâu?
Chứng chỉ CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst. Đây là một chứng chỉ nghề nghiệp uy tín trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ (CFA Institute). Chứng chỉ này đánh giá và chứng nhận năng lực của các chuyên gia trong việc phân tích đầu tư và quản lý danh mục.
Để đạt được chứng chỉ CFA, bạn cần vượt qua ba cấp độ kiểm tra khắt khe, bao gồm kiến thức về đạo đức nghề nghiệp, phân tích tài chính, kinh tế học, kế toán doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Ngoài ra, bạn cần tích lũy ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc liên quan.
Chứng chỉ CFA không chỉ nâng cao uy tín cá nhân mà còn mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực như quản lý quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư và tư vấn tài chính.
Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) có giá trị trọn đời. Một khi bạn đã hoàn thành và vượt qua tất cả các kỳ thi cần thiết, bạn sẽ sở hữu chứng chỉ này vĩnh viễn mà không cần phải thi lại hay gia hạn.
Thông tin mang tính chất tham khảo
Chứng chỉ CFA là gì? Chứng chỉ CFA có thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính tại Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 213 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định:
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Chứng khoán;
b) Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm: chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán, chứng chỉ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán hoặc chứng chỉ tương đương.
2. Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có các chứng chỉ chuyên môn bao gồm: chứng chỉ tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán, chứng chỉ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hoặc chứng chỉ tương đương.
...
Theo đó, chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;
- Có trình độ từ đại học trở lên;
- Có trình độ chuyên môn về chứng khoán;
- Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp. Người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài phải đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam.
- Có các chứng chỉ chuyên môn bao gồm: chứng chỉ tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán, chứng chỉ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hoặc chứng chỉ tương đương.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính tại Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 4 Điều 213 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định:
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
...
4. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 85 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin cá nhân của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
c) Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
d) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ;
đ) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh cá nhân đó đang được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài; các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc các chứng chỉ tương đương;
e) Hai (02) ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
g) Đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, hồ sơ kèm theo văn bản xác nhận số năm làm việc, vị trí công tác của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán do các tổ chức nơi người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã từng làm việc hoặc đang làm việc cung cấp.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị: TẢI VỀ
- Bản thông tin cá nhân của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính theo quy định trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
- Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ;
- Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh cá nhân đó đang được phép hành nghề phân tích tài chính hợp pháp ở nước ngoài; các chứng chỉ chuyên môn về phân tích tài chính hoặc các chứng chỉ tương đương;
- Hai (02) ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng 06 tháng.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?
- Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?