Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương có quyền gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải thực hiện những công việc gì?
- Quyền người giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương là gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải có năng lực như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương quy định tại Phụ lục III Ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BCT, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải thực hiện những công việc như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Quản lý, điều hành hoạt động của Hội đồng quản lý | Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý, bao gồm: - Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Hội đồng quản lý; - Quyết định mục tiêu, phương hướng hoạt động, chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và hằng năm của đơn vị sự nghiệp công lập. - Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. - Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập. - Thông qua đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm. - Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, công tác nhân sự lãnh đạo quản lý các đơn vị trực thuộc. - Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hằng năm của đơn vị sự nghiệp công lập. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, chiến lược, kế hoạch hoạt động, việc thực hiện quy chế dân chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định. - Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kiến nghị với quản lý cấp trên những vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị vượt quá thẩm quyền của Hội đồng quản lý. - Định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. - Quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. | - Kế hoạch công tác của đơn vị phù hợp với chương trình kế hoạch công tác của Hội đồng quản lý và nhiệm vụ được giao; được ban hành trước đầu năm, 6 tháng, quý, tháng. - Phân công công việc cụ thể, hợp lý, hiệu quả. - Kế hoạch công tác của từng viên chức được phê duyệt thực hiện và dù cơ sở để xem xét đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của viên chức. |
Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị | - Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của Hội đồng quản lý. - Tham dự các cuộc họp, hội nghị của cấp trên và các tổ chức có liên quan theo thành phần mời dự họp. | - Tiếp thu và phổ biến, quán triệt trong thành viên Hội đồng quản lý; ý kiến chỉ đạo, quyết định của cấp trên được tổ chức thực hiện kịp thời. - Công việc được triển khai và thông tin được trao đổi kịp thời, đúng quy định. |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương có quyền gì? (Hình từ Internet)
Quyền người giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương quy định tại Phụ lục III Ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BCT, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương có các quyền như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Được quyền quyết định các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. |
4.3 | Được quyết định giao nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. |
4.4 | Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của đơn vị sự nghiệp công lập trong phạm vi nhiệm vụ được giao. |
4.5 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.6 | Được tham gia các cuộc họp liên quan. |
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải có năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương quy định tại Phụ lục III Ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BCT, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | Đạo đức và bản lĩnh | 5 |
Tổ chức thực hiện công việc | 5 | |
Giao tiếp ứng xử | 5 | |
Quan hệ phối hợp | 5 | |
Sử dụng công nghệ thông tin | 3 | |
Sử dụng ngoại ngữ | 4 | |
Nhóm năng lực chuyên môn | Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng | 5 |
Khả năng hướng dẫn thực hiện | 5 | |
Khả năng hướng dẫn thực hiện | 5 | |
Khả năng phối hợp thực hiện | 5 | |
Nhóm năng lực quản lý | Tư duy chiến lược | 5 |
Quản lý sự thay đổi | 5 | |
Ra quyết định | 5 | |
Quản lý nguồn lực | 5 | |
Phát triển viên chức | 5 |
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?