Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có tiêu chuẩn như thế nào?
Cơ quan nào có quyền bầu cử ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã?
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
...
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
...
Theo đó Hội đồng nhân dân xã có quyền bầu cử Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã mới nhất ra sao?
Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn chung của cán bộ cấp xã như sau:
Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
2. Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.
Đồng thời tiêu chuẩn theo chức vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Theo đó, tiêu chuẩn đối với chức vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã được xác định như sau:
- Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng).
Trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp THPT;
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên.
Trường hợp luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó;
- Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
- Các tiêu chuẩn khác theo quy định.
UBND cấp tỉnh sẽ quy định tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn nêu trên.
Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2023
Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã
Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã. Thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân và các nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì xây dựng quy chế làm việc, nội dung, kế hoạch công tác hàng năm, quý, tháng của Hội đồng nhân dân cấp xã;
b) Phân công công việc trong Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã;
c) Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã;
d) Kiểm tra, đôn đốc, điều phối hoạt động của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác;
đ) Theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của từng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã;
e) Trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan nhà nước cấp trên;
g) Ký các văn bản theo quy định và theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp xã;
h) Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã với cấp trên;
i) Chỉ đạo sơ kết, tổng kết công tác hàng năm, 6 tháng, quý, tháng theo quy định;
k) Là đại diện của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã trong mối quan hệ công tác với các cơ quan ở cấp xã và cấp trên; ủy nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ khi vắng mặt tại cơ quan theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp xã;
l) Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài chính, tài sản được cấp có thẩm quyền giao cho Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định;
m) Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp, hội nghị, cuộc họp định kỳ, đột xuất;
n) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Như vậy, theo quy định nêu trên Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã sẽ phải thực hiện tốt 13 nhiệm vụ chính theo nội dung quy định pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?