Chủ thể là gì? Ví dụ về chủ thể? Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật? Chủ thể trong quan hệ lao động gồm những gì?
Chủ thể là gì? Ví dụ về chủ thể? Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật?
Chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào một quan hệ pháp luật hoặc quan hệ xã hội nhất định. Chủ thể có thể là người hoặc tổ chức có đủ điều kiện và năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
- Ví dụ về chủ thể:
+ Cá nhân: Một người mua một chiếc xe ô tô hoặc ký hợp đồng lao động.
+ Tổ chức: Một công ty ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc một trường học tuyển dụng giáo viên.
+ Nhà nước: Chính phủ ban hành luật hoặc thực hiện các chính sách công.
- Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật:
Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật là các quyền và nghĩa vụ mà cá nhân hoặc tổ chức có thể thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Các quyền này bao gồm:
+ Quyền sở hữu: Quyền sở hữu tài sản, bao gồm quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt tài sản.
+ Quyền hợp đồng: Quyền ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng.
+ Quyền thừa kế: Quyền nhận tài sản thừa kế từ người khác.
+ Quyền lao động: Quyền làm việc, hưởng lương và các chế độ phúc lợi khác.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Chủ thể là gì? Ví dụ về chủ thể? Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật? (Hình từ Internet)
Chủ thể trong quan hệ lao động gồm những gì?
Theo Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Dựa theo đó trong quan hệ lao động, có thể kể đến các chủ thể bao gồm:
- Người lao động (NLĐ): Là cá nhân làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động (NSDLĐ): Là cá nhân, tổ chức, hoặc doanh nghiệp thuê mướn, sử dụng lao động và trả lương cho người lao động.
Ngoài hai chủ thể chính này, còn có các chủ thể khác tham gia vào quan hệ lao động như:
- Tổ chức đại diện người lao động: Các công đoàn hoặc tổ chức đại diện khác bảo vệ quyền lợi của người lao động.
- Tổ chức đại diện người sử dụng lao động: Các hiệp hội hoặc tổ chức đại diện cho quyền lợi của người sử dụng lao động.
- Cơ quan nhà nước: Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, có vai trò giám sát và điều chỉnh các quan hệ lao động theo quy định pháp luật.
Pháp luật xây dựng quan hệ lao động như thế nào?
Theo Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì việc xây dựng quan hệ lao động được thực hiện như sau:
- Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
- Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Những hành vi nào không được thực hiện trong quan hệ lao động?
Theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì các hành vi không được thực hiện trong quan hệ lao động gồm:
- Phân biệt đối xử trong lao động.
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?
- Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?