Chính thức trình Quốc hội 2 phương án rút BHXH một lần như thế nào?

Cho tôi hỏi chính thức trình Quốc hội 2 phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần như thế nào? Câu hỏi từ chị T.V (Hà Giang).

Chiều ngày 02/11, tiếp tục kỳ họp thứ 6, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Giảm thời gian đóng Bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu xuống còn 15 năm?

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, dự thảo luật bổ sung 5 nhóm tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc gồm:

- Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh).

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

- Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt).

- Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động 2019.

Theo Bộ trưởng, dự kiến tổng số người được mở rộng có cơ hội tham gia khoảng 3 triệu người.

Chính thức trình Quốc hội 2 phương án rút BHXH một lần như thế nào?

Chính thức trình Quốc hội 2 phương án rút BHXH một lần như thế nào? (Hình từ Internet)

Chính thức trình Quốc hội 2 phương án rút BHXH một lần như thế nào?

Đáng chú ý, để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau:

+ Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

+ Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1.7.2025) thì không được nhận BHXH một lần.

Ưu điểm của phương án này dần dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng BHXH một lần của thời gian qua theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW.

Nhược điểm, do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật này có hiệu lực, cho nên hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia BHXH vẫn có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần.

Do vậy, số người hưởng BHXH một lần không giảm nhiều, đặc biệt trong những năm đầu sau khi Luật mới có hiệu lực; đồng thời tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực trong việc hưởng BHXH một lần.

Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Ưu điểm: Đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết số 28. Hài hòa quyền lợi trước mắt của người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài. Mặc dù, số lượt người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành nhưng khi người lao động hưởng BHXH một lần thì người lao động cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia).

Đây là phương án vừa đáp ứng được nhu cầu nhận BHXH một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống và quyền lợi của người lao động trong dài hạn.

Nhược điểm của phương án này là chưa giải quyết triệt để việc rút BHXH một lần theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Người lao động đã giải quyết một phần thời gian đóng, chỉ còn bảo lưu lại được một phần thời gian đóng nên sẽ ảnh hưởng tới việc thụ hưởng các chế độ BHXH (thời gian đóng ngắn) khi tiếp tục tham gia.

Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là vấn đề lớn, hết sức nhạy cảm, phức tạp, Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với 2 phương án nêu trên.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, mỗi phương án đều có ưu điểm, nhược điểm nhất định, tuy nhiên, Chính phủ chưa thể hiện rõ quan điểm về phương án lựa chọn.

Vì vậy, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ cần thông tin tuyên truyền, giải thích đầy đủ, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đóng góp, tích lũy cho chế độ hưu trí khi về già trong bối cảnh Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số rất nhanh.

Cạnh đó, tiếp tục tham vấn, lấy ý kiến công chúng, đối tượng chịu tác động trực tiếp vấn đề này.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, đề xuất rõ hơn chính sách về BHXH một lần; đồng thời, cần có quy phạm tương ứng cho từng phương án để làm căn cứ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo hướng bảo đảm tốt nhất quyền lợi lâu dài của người lao động tham gia bảo hiểm nhưng cũng hài hòa với nguyên tắc đóng - hưởng, có chia sẻ của BHXH.

Cân nhắc, nghiên cứu quy định rõ ràng hơn để bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động, cần thiết bổ sung điều khoản chuyển tiếp hợp lý cho các trường hợp này.

Như tại Điều 64 của Dự thảo, một trong các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí là đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên. Tuy nhiên tại điểm đ khoản 1 Điều 70 của Dự thảo khi đưa ra 2 phương án về hưởng BHXH một lần đều đang quy định điều kiện người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

"Điều này có thể dẫn tới trường hợp người đã đủ tuổi nghỉ hưu, đã đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần hoặc hưởng chế độ hưu trí", cơ quan thẩm tra lưu ý.

Xem chi tiết tại: https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/chinh-phu-trinh-quoc-hoi-2-phuong-an-rut-bhxh-mot-lan-217055.html

Hồ sơ hưởng BHXH một lần hiện nay gồm những gì?

Căn cứ Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cụ thể như sau:

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó, hồ sơ hưởng BHXH một lần gồm các giấy tờ được quy định như trên.

Rút bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ năm bao nhiêu sẽ không được rút BHXH 1 lần?
Lao động tiền lương
Người bị bệnh phong không còn được rút BHXH 1 lần theo quy định mới nhất đúng không?
Lao động tiền lương
Bỏ quy định đợi 1 năm mới được rút BHXH một lần, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 rút bảo hiểm xã hội một lần được bao nhiêu đối với người đóng BHXH bắt buộc?
Lao động tiền lương
Người lao động đang mắc những căn bệnh nào sẽ được rút BHXH 1 lần theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
04 trường hợp được rút BHXH một lần ngay sau khi nghỉ việc là những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Quy định mới về rút bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2025 như thế nào?
Lao động tiền lương
Bổ sung thêm 02 đối tượng nào được rút BHXH 1 lần theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Không được rút BHXH 1 lần từ 1/7/2025 có đúng không?
Lao động tiền lương
Rút bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2025 theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hạn chế đối tượng hưởng đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Rút bảo hiểm xã hội một lần
914 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rút bảo hiểm xã hội một lần

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rút bảo hiểm xã hội một lần

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào