Chính thức diễn viên điện ảnh, xiếc thuộc ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Tôi muốn hỏi diễn viên điện ảnh, xiếc có thuộc ngành nghề học nặng nhọc, nguy hiểm không? Câu hỏi của chị Ngân (An Giang)

Diễn viên điện ảnh, xiếc thuộc ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Ngày 15/6/2023, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Trong đó, diễn viên điện ảnh, xiếc cũng thuộc nhóm ngành nghề này, cụ thể như sau:

Tên gọi

Tên gọi

5

Trình độ trung cấp

6

Trình độ cao đẳng

514

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

614

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

51402

Đào tạo giáo viên

61402

Đào tạo giáo viên



6140205

Giáo viên huấn luyện xiếc

521

Nghệ thuật

621

Nghệ thuật

52101

Mỹ thuật

62101

Mỹ thuật

5210102

Điêu khắc

6210102

Điêu khắc

52102

Nghệ thuật trình diễn

62102

Nghệ thuật trình diễn

5210201

Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế



5210202

Nghệ thuật biểu diễn dân ca

6210202

Nghệ thuật biểu diễn dân ca

5210203

Nghệ thuật biểu diễn chèo



5210204

Nghệ thuật biểu diễn tuồng



5210205

Nghệ thuật biểu diễn cải lương



5210206

Nghệ thuật biểu diễn kịch múa



5210207

Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc



5210208

Nghệ thuật biểu diễn xiếc

6210208

Nghệ thuật biểu diễn xiếc

5210209

Nghệ thuật biểu diễn dân ca quan họ



5210210

Nghệ thuật biểu diễn kịch nói



5210211

Diễn viên kịch - điện ảnh

6210211

Diễn viên kịch - điện ảnh



6210212

Diễn viên sân khấu kịch hát

5210213

Diễn viên múa

6210213

Diễn viên múa

5210216

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

6210216

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

5210217

Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

6210217

Biểu diễn nhạc cụ phương tây

5210218

Đờn ca nhạc tài tử Nam Bộ



5210219

Nhạc công kịch hát dân tộc



5210220

Nhạc công truyền thống Huế



5210224

Organ



5210225

Thanh nhạc

6210225

Thanh nhạc

5210228

Chỉ huy hợp xướng

6210228

Chỉ huy âm nhạc

52104

Mỹ thuật ứng dụng

62104

Mỹ thuật ứng dụng

5210407

Đúc, dát đồng mỹ nghệ

6210407

Đúc, dát đồng mỹ nghệ

5210408

Chạm khắc đá

6210408

Chạm khắc đá

5210422

Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

6210422

Gia công và thiết kế sản phẩm mộc


Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 30/7/2023. Như vậy kể từ ngày 30/7/2023 diễn viên điện ảnh, xiếc thuộc ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và sẽ được hưởng các chế độ đối dành riêng cho ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nếu làm việc trong nhóm ngành này.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/20-06-2023/hinh-anh-133.jpg

Ngành nghệ thuật thuộc ngành nghề học nặng nhọc, nguy hiểm?

Khi sử dụng lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm người sử dụng lao động có trách nhiệm gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
...
3. Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi sử dụng lao động làm các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như diễn viên điện ảnh, xiếc thì người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động.

Nếu không thực hiện các chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì bị xử phạt như nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
...
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
...

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định, người sử dụng lao động khi có hành vi không thực hiện các chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền dựa vào số lương người vi phạm theo quy định trên.

Ngành nghề học nặng nhọc độc hại nguy hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng năm 2024?
Lao động tiền lương
Chính thức diễn viên điện ảnh, xiếc thuộc ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngành nghề học nặng nhọc độc hại nguy hiểm
1,024 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành nghề học nặng nhọc độc hại nguy hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành nghề học nặng nhọc độc hại nguy hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào