Chính thức có lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 ngày nào? Cán bộ coi thi THPT quốc gia bao gồm những ai?
Chính thức có lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 ngày nào?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố lịch thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo đó, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28 và 29/6/2024. Cụ thể như sau:
- Ngày 26/6: làm thủ tục dự thi;
- Ngày 27,28/6/2024: tổ chức coi thi;
- Ngày 29/6/2024: dự phòng.
Thời gian công bố kết quả thi dự kiến vào 8 giờ 00 ngày 17/7/2024. Sau đó, các địa phương tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh dự thi và sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch tuyển sinh.
Trong tháng 4 và tháng 5/2024, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức các Hội nghị tập huấn kỹ thuật về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cho tất cả các địa phương.
Các mốc thời gian cụ thể triển khai tổ chức kỳ thi từ cấp Bộ đến các địa phương được quy định cụ thể trong văn bản Hướng dẫn tổ chức Kỳ thi.
Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/lich-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2024-119240322162448285.htm
Chính thức có lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 ngày nào? Cán bộ coi thi THPT quốc gia bao gồm những ai?
Cán bộ coi thi THPT quốc gia bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT, ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có thành phần sau:
Ban Coi thi
1. Thành phần: Trưởng ban do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo phòng Quản lý thi của sở GDĐT, các Phó Trưởng ban khác là lãnh đạo sở GDĐT, lãnh đạo một số phòng thuộc sở GDĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông; các ủy viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các phòng của sở GDĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.
...
Như vậy, ban coi thi THPT quốc gia bao gồm:
- Trưởng ban do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm.
- Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo phòng Quản lý thi của sở GDĐT, các Phó Trưởng ban khác là lãnh đạo sở GDĐT, lãnh đạo một số phòng thuộc sở GDĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông.
- Các ủy viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các phòng của sở GDĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.
Giáo viên là viên chức vi phạm quy chế thi sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 53 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT, có cụm từ bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định:
Xử lý các cá nhân tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan vi phạm Quy chế thi
1. Người tham gia tổ chức thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm Quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị đình chỉ làm công tác thi và đề nghị cơ quan quản lý công chức, viên chức áp dụng quy định của pháp luật về công chức, viên chức để xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Khiển trách đối với những người vi phạm lần đầu các hành vi dưới mức quy định tại các điểm b, c, d khoản này trong khi thi hành nhiệm vụ;
b) Cảnh cáo đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây: Để cho thí sinh quay cóp và mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 của Quy chế này; chấm thi không đúng hướng dẫn chấm hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót; ra đề thi nằm ngoài nội dung quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này; truyền dữ liệu thi không đúng cấu trúc, không đúng thời hạn, không đúng quy định của Bộ GDĐT;
c) Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác đối với những người có hành vi vi phạm một trong các lỗi sau đây: Ra đề thi không đúng nội dung khoa học của bài thi/môn thi; trực tiếp giải bài thi hoặc hướng dẫn cho thi sinh lúc đang thi; lấy bài thi của thí sinh này giao cho thí sinh khác; gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh;
d) Buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi; làm lộ đề thi, mua, bán đề thi; làm lộ số phách bài thi; sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh; cố ý chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm; đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh; gian dối trong việc sửa chữa học bạ, hồ sơ của thí sinh;
đ) Người làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển và bảo quản bài thi, chấm thi hoặc có những vi phạm khác trong công tác tổ chức thi, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật quy định tại Điều này.
…
Như vậy, nếu giáo viên coi thi là viên chức khi vi phạm quy chế thi tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý với các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác, buộc thôi việc.
Lưu ý: Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/04/2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?