Chính sách tinh giản biên chế sắp tới sẽ loại bỏ những đối tượng nào? Có trường hợp tinh giản biên chế nào được đề xuất bổ sung?
Chính sách tinh giản biên chế sắp tới sẽ loại bỏ những đối tượng nào?
Căn cứ vào nội dung Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP.
Đồng thời cũng căn cứ theo Tờ trình dự thảo Nghị định về chính sách tinh giản biên chế của Bộ Nội vụ. Tải về
Cụ thể tại Điều 2 Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế có nêu về các đối tượng tinh giản biên chế như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã.
2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại các Hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Như vậy có thể thấy so với các quy định hiện hành thì theo dự thảo sắp tới đề nghị sẽ loại bỏ 03 đối tượng tinh giản biên chế, gồm:
(1) Lao động hợp đồng;
(2) Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động);
(3) Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.
Thay vào đó sẽ bổ sung đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại các Hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.
Chính sách tinh giản biên chế sắp tới sẽ loại bỏ những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Có trường hợp tinh giản biên chế nào được đề xuất bổ sung?
Dựa theo nội dung tại Điều 4 Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế ngoài việc sẽ kế thừa quy định về các trường hợp tinh giản biên chế được quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP thì sẽ bổ sung một số trường hợp tinh giản biên chế sau:
(1) Trường hợp trong thời gian bị kỷ luật thuộc một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
(2) Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trị việc làm đang đảm nhiệm: Dự thảo có đề nghị chỉ áp dụng quy định này đối với đối tượng là công chức, viên chức;
Riêng đối với cán bộ thì trong Đề án nhân sự để giới thiệu bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm nhân sự của mỗi nhiệm kỳ đã xác định rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và nhân sự cụ thể đề nghị không đặt vấn đề tinh giản biên chế đối với cán bộ chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
* Ngoài ra đối với các trường chưa giải quyết tinh giản biên chế thì tại Điều 5 Dự thảo Nghị định cũng có đề xuất sửa đổi quy định chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp đang bị ốm đau, đang mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 36 tháng theo hướng chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp này, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện.
Có sự thay đổi trong nguyên tắc thực hiện tắc tinh giản biên chế hay không?
Tại Điều 3 Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế thì về nguyên tắc thực hiện chế độ vẫn sẽ không thay đổi so với quy định tại Điều 4 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
(2) Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(3) Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
(4) Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
(5) Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Triển khai thực hiện 7 nội dung cải cách tiền lương cho toàn bộ khu vực công, chế độ tiền thưởng gắn liền với trách nhiệm của ai trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc tại cơ quan, đơn vị?
- Bãi bỏ mức lương cơ sở, ban hành mức lương mới cho toàn bộ CBCCVC và LLVT có phải là một trong các yếu tố để thiết kế bảng lương mới không?
- Ngày 12 tháng 12 có sự kiện gì không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 12 12 2024 không?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?