Chính sách tiền lương theo Nghị quyết 122 ban hành 08/08/2024 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ ra sao?
- Chính sách tiền lương theo Nghị quyết 122 ban hành 08/08/2024 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ ra sao?
- 05 bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương được thiết kế dựa trên yếu tố nào?
- Số tiết kiệm 10% dành để cải cách tiền lương dự toán năm 2024 có bị tiết kiệm, cắt giảm theo Nghị quyết 119?
Chính sách tiền lương theo Nghị quyết 122 ban hành 08/08/2024 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ ra sao?
Theo Mục 1 Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2024 quy định:
I. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 năm 2024 và 07 tháng năm 2024
...
Trong tháng 7, công tác an sinh xã hội, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” và kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7) được các cấp, các ngành tổ chức sâu rộng, hiệu quả và thiết thực. Đã tổ chức hội nghị gặp mặt, tri ân người có công với cách mạng năm 2024, ra mắt ngân hàng Gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ; thành lập Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Triển khai kịp thời, hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, hạn chế tối đa tác động đến giá cả, lạm phát, nhận được sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân. Trong 07 tháng, đã hỗ trợ hơn 21,3 nghìn tấn gạo cứu đói, giáp hạt cho hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn; chi trả trợ cấp xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai. Các chương trình tín dụng đã hỗ trợ vay vốn cho 1,5 triệu đối tượng, tạo việc làm cho hơn 445 nghìn lao động. Đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện; tỷ lệ hộ dân đánh giá có thu nhập không thay đổi và tăng lên trong tháng 7 là 95,8%, tăng 0,2% so với tháng trước, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
...
Theo đó chính sách tiền lương đã được triển khai kịp thời, hiệu quả theo Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội hạn chế tối đa tác động đến giá cả, lạm phát, nhận được sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân.
>> Chính thức có Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương ban hành ngày 27/8 cụ thể ra sao?
>> Nội dung triển khai Kết luận 83 về cải cách tiền lương theo QĐ 918 ngày 27/8 thế nào?
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Chính sách tiền lương theo Nghị quyết 122 ban hành 08/08/2024 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ ra sao? (Hình từ Internet)
05 bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương được thiết kế dựa trên yếu tố nào?
Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bằng số tiền cụ thể, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, cụ thể xây dựng 05 bảng lương mới áp dụng cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
- 01 bảng lương mới là bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- 01 bảng lương mới là bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
- 01 bảng lương mới dành cho sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- 01 bảng lương mới cho quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
- 01 bảng lương mới áp dụng cho công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Khi thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương mới sẽ được thiết kế dựa trên việc xác định của 05 yếu tố theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Số tiết kiệm 10% dành để cải cách tiền lương dự toán năm 2024 có bị tiết kiệm, cắt giảm theo Nghị quyết 119?
Theo Điều 1 Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 quy định:
Điều 1.
Tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn thu phí được khấu trừ để lại, nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại theo chế độ được giao đầu năm 2024 để chi thường xuyên của các đơn vị dự toán thuộc các Bộ, cơ quan ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi loại trừ các khoản sau:
1. Các khoản chi lương, có tính chất tiền lương và các khoản chi cho con người.
2. Các khoản chi theo các cam kết quốc tế;
3. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mua sắm, sửa chữa theo các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã ký hợp đồng trước ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết này và tiếp tục thực hiện trong năm 2024; các gói thầu đã được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết này.
4. Kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm.
Dẫn chiếu Mục 1 Phụ lục kèm theo Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 quy định:
1. Các khoản chi lương, có tính chất tiền lương và các khoản chi cho con người
a) Số tiết kiệm 10% dành để cải cách tiền lương dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao theo quy định;
b) Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi có tính chất lương;
c) Kinh phí thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định; các khoản chi cho con người theo chế độ (bao gồm: kinh phí tinh giản biên chế; học bổng, chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên; chi hỗ trợ nhân sỹ khó khăn; tiền ăn, tiền thưởng theo chế độ quy định, tiền thuê chuyên gia, tiền công và các khoản chi cho con người khác; tiền công và các khoản chi cho con người của các cuộc điều tra thống kê, thực hiện các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; các khoản phụ cấp đặc thù của từng ngành kể cả bằng tiền và hiện vật; kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí theo chế độ quy định; quỹ nhuận bút, giải thưởng văn học, nghệ thuật...);
Theo đó khoản chi thường xuyên để cải cách tiền lương thuộc các khoản chi lương, có tính chất tiền lương và các khoản chi cho con người.
Các khoản chi lương, có tính chất tiền lương và các khoản chi cho con người, cụ thể là số tiết kiệm 10% dành để cải cách tiền lương dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao theo quy định không thuộc nội dung bị cắt giảm tiết kiệm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
- Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?