Chính sách giải quyết việc làm là gì? Các chính sách giải quyết việc làm tại Việt Nam cho người lao động hiện nay như thế nào?

Thế nào là chính sách giải quyết việc làm? Các chính sách giải quyết việc làm tại Việt Nam cho người lao động hiện nay như thế nào?

Chính sách giải quyết việc làm là gì?

Chính sách giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia. Chính sách này góp phần đảm bảo an sinh, ổn định và phát triển xã hội. Các chính sách này luôn nhận được sự tìm hiểu của nhiều người lao động và cả những người sử dụng lao động.

Hiện nay, chính sách việc làm và phát triển thị trường lao động có một vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, chính sách việc làm còn giúp phát triển các mối quan hệ cung cầu trong lao động, giúp việc thu hút đầu tư và sức cạnh tranh kinh tế.

Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Lao động 2019 có nêu khái niệm về việc làm được quy định như sau:

Việc làm, giải quyết việc làm
1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
2. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 3 Luật Việc làm 2013 có nêu:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
...
5. Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Theo đó, việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.

Còn quy định việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Chính sách giải quyết việc làm là gì? Các chính sách giải quyết việc làm tại Việt Nam cho người lao động hiện nay như thế nào?

Chính sách giải quyết việc làm là gì? Các chính sách giải quyết việc làm tại Việt Nam cho người lao động hiện nay như thế nào?

Các chính sách giải quyết việc làm tại Việt Nam cho người lao động hiện nay như thế nào?

*Một số văn bản bản cụ thể

Chính sách giải quyết việc làm là một bộ phận rất quan trọng của chính sách xã hội được thể chế hóa bằng luật pháp của Nhà nước nhằm giải quyết, đảm bảo việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển, công bằng và tiến bộ xã hội.

Trước tiên, một số văn bản cụ thể về chính sách việc làm hiện nay được quy định rất rõ ràng trong các bộ luật hiện hành của Việt Nam. Theo đó, những thông tin về chính sách này được quy định tại:

- Bộ luật Lao động 2019.

- Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực ngày 1/7/2025).

- Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

- Luật Việc làm 2013 (Nghị định 28/2015/NĐ-CP; Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).

- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020.

- Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Hợp tác xã 2023, Luật Thuế, Luật Phá sản 2014,…) đã góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển.

- Các Nghị định, Thông tư liên quan tới lao động, thị trường lao động và việc làm.

- Các chính sách về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, định hướng nghề nghiệp, thông tin dự báo thị trường lao động nhằm kết nối cung cầu lao động;

Nhà nước luôn tạo điều kiện cho người lao động bằng những chính sách giải quyết việc làm tối ưu nhất. Tùy vào đặc trưng của từng khu vực mà sẽ có chính sách giải quyết việc làm ở địa phương khác nhau. Tuy vậy, vẫn phải đảm bảo tính nhất quán giữa địa phương và toàn quốc.

(1) Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm: Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Luật Việc làm 2013.

(2) Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn: Điều 15 Luật Việc làm 2013.

- Hỗ trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn: Điều 16 Luật Việc làm 2013.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn: Điều 16 Luật Việc làm 2013.

(3) Chính sách việc làm công: Điều 18, Điều 19 Luật Việc làm 2013.

(4) Các chính sách hỗ trợ khác

- Chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: khoản 2 Điều 20 Luật Việc làm 2013.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm cho thanh niên: khoản 2 Điều 21 Luật Việc làm 2013.

- Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động: Điều 22 Luật Việc làm 2013.

Các hành vi nào bị cấm trong việc làm?

Căn cứ Điều 9 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
2. Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
3. Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.
4. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
5. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Theo đó, có 06 hành vi bị nghiêm cấm trong môi trường việc làm, giải quyết việc làm sau đây:

- Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

- Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

- Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.

- Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
68 lượt xem
Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm những gì? Tải mẫu hợp đồng lao động chuẩn nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
Chính sách giải quyết việc làm là gì? Các chính sách giải quyết việc làm tại Việt Nam cho người lao động hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Thất nghiệp tạm thời là gì? Người lao động nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Lao động tiền lương
Chu kỳ kinh doanh là gì? Hiện nay chủ hộ kinh doanh phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Năng suất lao động là gì? Nội quy lao động bắt buộc phải có nội dung năng suất lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Thất nghiệp chu kỳ là gì? Nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của Nhà nước như nào?
Lao động tiền lương
Thực hiện hợp đồng lao động là gì? Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động các bên có được thay đổi nội dung hợp đồng không?
Lao động tiền lương
Vệ sinh lao động là gì, ví dụ về vệ sinh lao động? Trong công tác an toàn vệ sinh lao động công đoàn cơ sở có quyền và trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Giao kết hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động mà các bên tuân thủ là gì?
Lao động tiền lương
Lao động có việc làm phi chính thức là gì? Làm việc bán thời gian có được ký hợp đồng lao động không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào