Chế độ chi hoạt động xã hội trong cơ quan công đoàn được thực hiện như thế nào?
Đoàn viên khi tham gia vào cơ quan công đoàn sẽ được hưởng quyền lợi gì?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về quyền lợi của đoàn viên, cụ thể đoàn viên sẽ được hưởng các quyền lợi sau đây:
- Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp.
- Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động; được đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn; được công đoàn đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.
- Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức; đoàn viên ưu tú được ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ chức; được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ tìm việc làm, học nghề.
- Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.
- Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí công đoàn, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc làm.
- Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn hỗ trợ.
Ngoài ra căn cứ Điều 10 Luật Công đoàn 2012, khi người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở, người lao động còn được công đoàn cơ sở đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động như sau:
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
Chế độ chi hoạt động xã hội trong cơ quan công đoàn được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài chính của cơ quan công đoàn đến từ các nguồn thu nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định về tài chính công đoàn như sau:
Tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Theo đó tài chính của cơ quan công đoàn gồm 04 nguồn thu được quy định như trên.
Chế độ chi hoạt động xã hội trong cơ quan công đoàn được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động, cụ thể như sau:
2. Thăm hỏi, trợ cấp
...
2.3. Chế độ chi hoạt động xã hội
a) Mức chi thăm hỏi, động viên đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động gặp khó khăn do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiên tai, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, thăm hỏi thương binh, nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nhân ngày thương binh liệt sỹ, như sau:
- Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: tối đa 1.000.000 đồng/người/lần.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: tối đa 500.000 đồng/người/lần.
Số lượng người thăm hỏi, mức thăm hỏi do Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định.
b) Mức chi cho đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn bị tử vong do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiên tai, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo thì thân nhân của họ được hỗ trợ tối đa 3.000.000 đồng/người.
c) Lãnh đạo các cấp công đoàn đi thăm hỏi, động viên các đơn vị bộ đội, công nhân, viên chức, lao động ở biên giới, hải đảo, thăm trại thương binh, trại trẻ mồ côi,... mức chi do Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định.
Theo đó mức chi thăm hỏi, động viên đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động gặp khó khăn do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiên tai, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, thăm hỏi thương binh, nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nhân ngày thương binh liệt sỹ, như sau:
- Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: tối đa 1.000.000 đồng/người/lần.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: tối đa 500.000 đồng/người/lần.
Số lượng người thăm hỏi, mức thăm hỏi do Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định.
Mức chi cho đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn bị tử vong do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiên tai, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo thì thân nhân của họ được hỗ trợ tối đa 3.000.000 đồng/người.
Lãnh đạo các cấp công đoàn đi thăm hỏi, động viên các đơn vị bộ đội, công nhân, viên chức, lao động ở biên giới, hải đảo, thăm trại thương binh, trại trẻ mồ côi,... mức chi do Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?