Chấp hành viên trung cấp chuyên ngành thi hành án dân sự hiện nay nhận mức lương bao nhiêu?
Chấp hành viên trung cấp chuyên ngành thi hành án dân sự có mã số ngạch bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định như sau:
Mã số ngạch công chức thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên cao cấp Mã số ngạch:03.299
2. Chấp hành viên trung cấp Mã số ngạch:03.300
3. Chấp hành viên sơ cấp Mã số ngạch:03.301
4. Thẩm tra viên cao cấp Mã số ngạch:03.230
5. Thẩm tra viên chính Mã số ngạch:03.231
6. Thẩm tra viên Mã số ngạch:03.232
7. Thư ký thi hành án Mã số ngạch:03.302
8. Thư ký trung cấp thi hành án Mã số ngạch:03.303
Như vậy, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2017/TT-BTP thì chấp hành viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc thi hành các vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án liên quan đến nhiều địa phương thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.
Chấp hành viên trung cấp chuyên ngành thi hành án dân sự có mã số ngạch là: 03.300.
Chấp hành viên trung cấp chuyên ngành thi hành án dân sự hiện nay nhận mức lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Những nhiệm vụ nào Chấp hành viên trung cấp chuyên ngành thi hành án dân sự phải thực hiện?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định như sau:
Ngạch Chấp hành viên trung cấp
...
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; đề xuất biện pháp, chỉ đạo việc thi hành các quyết định thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
d) Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, kiến nghị, đề xuất biện pháp tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Chấp hành viên sơ cấp, Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án;
e) Xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thi hành án, biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
g) Giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nắm tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền theo sự phân công;
h) Tham gia nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn thi hành án;
i) Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án;
k) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao.
...
Như vậy, Chấp hành viên trung cấp chuyên ngành thi hành án dân sự có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện những yêu cầu trên.
Chấp hành viên trung cấp chuyên ngành thi hành án dân sự hiện nay có hệ số lương bao nhiêu?
Căn cứ Chương IV Thông tư 03/2017/TT-BTP được bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP quy định như sau:
Xếp lương đối với công chức chuyên ngành thi hành án dân sự
Công chức chuyên ngành thi hành án dân sự quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTP được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ) như sau:
a) Ngạch Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1.
b) Ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1.
c) Ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A1.
d) Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại B.”
...
Theo đó, Chấp hành viên trung cấp chuyên ngành thi hành án dân sự được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1 từ 4.40 đến 6.78 (Nghị định 204/2004/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV thì mức lương của Chấp hành viên trung cấp được tính như sau:
Mức lương = Lương cơ sở x hệ số lương
Hiện nay: căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại cho đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng;
Theo đó, Chấp hành viên trung cấp hiện nay có thể nhận mức lương từ: 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng.
Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó Chấp hành viên trung cấp sẽ nhận mức lương từ: 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?