CBCCVC và LLVT chính thức áp dụng lương cơ bản mới để hoàn thiện bảng lương sau năm 2026, đó là các bảng lương nào?
CBCCVC và LLVT chính thức áp dụng lương cơ bản mới để hoàn thiện bảng lương sau năm 2026, đó là các bảng lương nào?
Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương từ 01/7/2024. Theo đó chế độ lương của CBCCVC và LLVT trong khu vực công vẫn chưa được cải cách tổng thể như dự kiến tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, thay vào đó là tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (cụ thể tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tuy nhiên, tại mục 5 Kết luận 83 có nêu bảng lương mới theo vị trí việc làm có thể được đề xuất trình Trung ương xem xét sau năm 2026 sau khi đã nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và Bộ Chính trị ban hành, triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, một trong các yếu tố xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Thêm vào đó, cơ cấu tiền lương mới của CBCCVC và LLVT sẽ bao gồn lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Có thể thấy, sẽ áp dụng lương cơ bản để xác định bảng lương của CBCCVC và LLVT theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, CBCCVC và LLVT chính thức áp dụng lương cơ bản mới để hoàn thiện bảng lương sau năm 2026 nếu đề xuất bảng lương mới theo Kết luận 83 được chấp nhận, đó là các bảng lương sau:
Bảng lương 1: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Bảng lương 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
Bảng lương 3: Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
Bảng lương 4: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
Bảng lương 5: Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an
(Các bảng lương lực lương vũ trang sẽ giữ tương quan so với công chức hành chính như hiện nay)
>> Tải bảng lương theo lương cơ sở mới: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
>> Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẠI ĐÂY
Thông tin về lương:
>> Thay thế lương cơ sở 2.34, mức lương trong hệ thống bảng lương của CBCCVC và LLVT thay đổi
>> Đã có thời gian chính thức cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
CBCCVC và LLVT chính thức áp dụng lương cơ bản mới để hoàn thiện bảng lương sau năm 2026, đó là các bảng lương nào? (Hình từ Internet)
04 nội dung cải cách tiền lương đối với CBCCVC và LLVT được triển khai tại Kết luận 83 là gì?
Căn cứ theo Mục 6 Quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 142/2024/QH15 và Kết luận 83-KL/TW năm 2024 thì đã triển khai thực hiện 04 nội dung cải cách tiền lương đối với CBCCVC và LLVT sau:
- Hoàn thiện chế độ nâng lương:
Thực hiện chế độ tiền thưởng từ ngày 01/7/2024 (quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản). Quy định chế độ tiền thưởng gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của người hưởng lương, kịp thời động viên, khích lệ, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tránh trùng lặp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
- Bổ sung chế độ tiền thưởng:
Hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương:
Quy định và hướng dẫn rõ 5 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương, gồm:
(1) Từ nguồn tăng thu và nguồn dư của địa phương đã bố trí cho cải cách tiền lương các năm trước chuyển sang.
(2) Từ nguồn ngân sách trung ương.
(3) Từ một phần nguồn thu sự nghiệp.
(4) Từ 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên.
(5) Từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập:
Quy định và hướng dẫn rõ 4 nội dung, gồm:
(1) Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để trả lương, thưởng và kết quả thực thi nhiệm vụ.
(2) Thẩm quyền của người đứng đầu được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và được quyết định mức chi trả thu nhập gắn với nhiệm vụ được giao.
(3) Mở rộng áp dụng thí điểm tiền lương tăng thêm đối với một số địa phương khi đủ điều kiện theo chủ trương tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
(4) Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập phù hợp với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
Mục tiêu tổng quát khi thực hiện cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27 là gì?
Theo tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 mục tiêu tổng quát khi thực hiện cải cách tiền lương là:
- Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;
- Tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực;
- Góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
- Bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?