Cầu Vĩnh Phú xây dựng được bao nhiêu năm? Kiến trúc sư có quyền từ chối nghiệm thu công trình không đúng tiêu chuẩn không?
Cầu Vĩnh Phú xây dựng được bao nhiêu năm?
Theo Công văn 345/TTg-CN năm 2020 về chủ trương đầu tư Dự án cầu Vĩnh Phú qua sông Lô nối tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ do Thủ tướng Chính phủ ban hành có hướng dẫn như sau:
1. Đồng ý Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan chủ trì triển khai đầu tư Dự án cầu Vĩnh Phú qua sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ (bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt Dự án), sử dụng ngân sách địa phương như đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và ý kiến của các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tại các văn bản nêu trên.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tiếp thu ý kiến của các Bộ tại các văn bản nêu trên, tổ chức triển khai thực hiện Dự án theo đúng các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí./.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Phú vào tháng 3/2020.
Đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tiếp thu ý kiến của các Bộ tại các văn bản nêu trên, tổ chức triển khai thực hiện Dự án xây dựng cầu Vĩnh Phú theo đúng các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí.
Công trình được khởi công xây dựng ngày 2/12/2021, sau hơn 20 tháng khởi công, cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô, nối hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ được khánh thành, thông xe vào ngày 30/8/2023.
Như vậy, tính đến thời điểm tháng 9/2024, cầu Vĩnh Phú đã xây dựng và hoạt động được hơn 1 năm.
Cầu Vĩnh Phú xây dựng được bao nhiêu năm? Kiến trúc sư có quyền từ chối nghiệm thu công trình không đúng tiêu chuẩn không?
Cần điều tra nghiên cứu thỏa đáng các loại lũ trong nghiên cứu thủy văn khi thiết kế cầu đường bộ để làm gì?
Theo quy định tại tiểu mục 6.3 Mục 6 TCVN 11823-2:2017 về Thiết kế cầu đường bộ - Phần 2: Tổng thể và đặc điểm vị trí, cần điều tra nghiên cứu thỏa đáng các loại lũ trong nghiên cứu thủy văn khi thiết kế cầu đường bộ để:
- Đánh giá sự nguy hiểm của lũ và thỏa mãn các yêu cầu trong quản lý vùng ngập nước.
- Đánh giá sự rủi ro cho những người sử dụng đường bộ và đánh giá hư hại cho cầu và đường vào cầu- Lũ tràn và/hoặc lũ thiết kế xói.
- Đánh giá thảm họa do lũ ở các vùng có nguy cơ cao - một trận lũ kiểm tra với cường độ được lựa chọn thích hợp với điều kiện hiện trường và rủi ro nhận thấy được.
- Điều tra nghiên cứu tính thích hợp của nền móng cầu trong việc chống xói lở- Lũ kiểm tra xói cầu.
- Để thỏa mãn các yêu cầu chính sách và tiêu chí thiết kế - lũ thiết kế khẩu độ cầu và lũ thiết kế xói cầu cho các cấp đường bộ khác nhau.
- Định chuẩn các mức nước và đánh giá tính năng của các công trình hiện có - Các lũ lịch sử.
- Đánh giá các điều kiện môi trường - Các thông tin về lưu lượng dòng chảy cơ bản hoặc dòng chảy lưu lượng thấp và các công trình đi qua cửa sông, biên độ triều cường.
- Đối với các công trình vượt qua các vùng dự trữ tài nguyên biển/ cửa sông, phải điều tra nghiên cứu ảnh hưởng đến biên độ triều của sự dâng cao mức nước biển.
Kiến trúc sư có quyền từ chối nghiệm thu công trình không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không?
Tại điểm e khoản 1 Điều 32 Luật Kiến trúc 2019 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
g) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
2. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
b) Phát triển nghề nghiệp liên tục;
c) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Như vậy, kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền từ chối nghiệm thu công trình không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?