Cần đáp ứng điều kiện gì để đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập?
Cần đáp ứng điều kiện gì để đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập?
Căn cứ Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập 2011 (khoản 3 bị bãi bỏ bởi điểm đ khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015)
Đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;
b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, phải có đủ các điều kiện sau mới được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập:
- Là kiểm toán viên.
- Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên.
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
Người có đủ các điều kiện trên thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.
Cần đáp ứng điều kiện gì để đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập? (Hình từ Internet)
Cán bộ có được đăng ký hành nghề kiểm toán?
Căn cứ Điều 16 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán, cụ thể như sau:
Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
3. Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
4. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
5. Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
Theo đó có 05 nhóm đối tượng không được đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
- Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
- Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
- Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
Như vậy cán bộ thuộc trường hợp không được đăng ký hành nghề kiểm toán.
Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán thì kiểm toán viên có quyền gì?
Căn cứ Điều 17 Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định về quyền của kiểm toán viên hành nghề như sau:
Quyền của kiểm toán viên hành nghề
Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các quyền sau đây:
1. Hành nghề kiểm toán theo quy định của Luật này;
2. Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
4. Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán.
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán.
6. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán thì có các quyền được nêu như trên.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?