Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có mức phụ cấp đặc thù cao nhất là bao nhiêu?
Tuyển chọn người vào lực lượng cảnh vệ phải theo tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn lực lượng cảnh vệ như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.
2. Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ.
Như vậy, để trở thành lực lượng cảnh vệ được tổ chức tại Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cần đáp ứng được tiêu chuẩn tuyển dụng chung, gồm có:
- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.
- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.
Ngoài ra còn đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có mức phụ cấp đặc thù cao nhất là bao nhiêu?
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 90/2018/NĐ-CP quy định về các hỗ trợ như sau:
Hỗ trợ đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ
1. Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được hưởng phụ cấp nhà ở, chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội và được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của Luật Công an nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong lực lượng cảnh vệ được trợ cấp học nghề hoặc trợ cấp tạo việc làm và được ưu tiên thi tuyển vào các trường Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và các chế độ, chính sách khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy các cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ sẽ được nhận các khoản hỗ trợ về nhà ở, trợ cấp học nghề, tạo việc làm cũng như các ưu tiên trong việc thi tuyển.
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ hy sinh khi làm nhiệm vụ sẽ được nhận chế độ, chính sách thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 90/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ, cán bộ, chiến sĩ tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ bị chết, hi sinh, bị thương, bị bệnh được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và các quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, đối với các cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và các quy định của pháp luật hiện hành.
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có mức phụ cấp đặc thù cao nhất là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 90/2018/NĐ-CP quy định về mức hưởng chế độ phụ cấp đặc thù của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ như sau:
Phụ cấp đặc thù
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được hưởng phụ cấp đặc thù từ 15% đến 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có), cụ thể như sau:
1. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Bảo vệ tiếp cận; bảo vệ khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc, khu vực trọng yếu, sự kiện đặc biệt quan trọng;
b) Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy;
c) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Trung úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Trung úy trở xuống; chiến sĩ hưởng phụ cấp cấp bậc hàm.
2. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Lái xe bảo vệ tiếp cận, lái xe nghiệp vụ, dẫn đường, hộ tống; kiểm tra chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ hoặc vật nguy hiểm khác, kiểm nghiệm độc chất; tác chiến; trinh sát; thông tin phục vụ công tác bảo vệ; đặc nhiệm; cơ động;
b) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Thiếu tá hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thiếu tá trở lên; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
4. Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ không thuộc đối tượng quy định tài khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó thì mức phụ cấp đặc thù cao nhất đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có). Mức phụ cấp này được áp dụng cho:
- Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Bảo vệ tiếp cận; bảo vệ khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc, khu vực trọng yếu, sự kiện đặc biệt quan trọng;
- Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy;
- Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Trung úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Trung úy trở xuống; chiến sĩ hưởng phụ cấp cấp bậc hàm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?