Những sai lầm khi sinh viên mới ra trường đi xin việc thường mắc phải

Quá trình tìm việc có thể gây ra nhiều sự bất an và thách thức đối với sinh viên mới ra trường. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà các bạn nên tránh để làm cho quá trình tìm việc trở nên dễ dàng hơn.

Sinh viên mới ra trường đi xin việc rất dễ gặp phải những sai lầm phổ biến, ảnh hưởng đến quá trình xin việc. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà sinh viên mới ra trường cần lưu ý:

1. Hồ sơ xin việc không chỉn chu

- Bạn có biết lỗi chính tả, ngữ pháp là những kẻ thù vô hình ngáng đường hành trình tìm việc của bạn? Dù chúng nhỏ nhặt và dường như sinh viên mới ra trường ít chú ý, song chỉ tồn tại một sai sót nhỏ trong CV hay email xin việc thì cũng đủ để khiến bạn “ra rìa”.

- Hãy kiểm tra thật kỹ từng văn bản (CV, đơn xin việc, email, thư cám ơn…) trước khi gửi đến nhà tuyển dụng. Để chắc chắn hơn thì bạn có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ soát lỗi hoặc nhờ một người đáng tin cậy giúp bạn đánh giá độ chính xác của các tài liệu.

2. Thiếu chuyên nghiệp khi tham gia phỏng vấn

- Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn ngay từ lần gặp đầu tiên, chính vì vậy việc thiếu chuyên nghiệp khi tham gia phỏng vấn khiến cho bạn bị nhận một điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng.

- Trong quá trình phỏng vấn, hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên tiềm năng cho vị trí đang ứng tuyển bằng cách trình bày với phong cách chuyên nghiệp. Trước khi đến nhận việc, bạn cần ước tính quãng đường, thời gian di chuyển cũng như những sự cố có thể xảy ra trên đường đi để đảm bảo đến đơn vị tuyển dụng đúng thời gian quy định.

- Ngoại hình thường tạo nên ấn tượng đầu tiên của chúng ta. Vì vậy, hãy chọn cho mình những gam màu sạch sẽ, lịch sự, sang trọng. Ngoài ra, ứng viên cũng đừng quên để điện thoại di động ở chế độ im lặng, tránh làm gián đoạn buổi phỏng vấn. Nếu được nhận vào vị trí lý tưởng, ứng viên nên cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian xem xét và trao cho bạn cơ hội quý giá này.

3. Nói dối về kinh nghiệm làm việc

- Hầu hết sinh viên mới ra trường thường có rất ít hoặc thậm chí là chưa có kinh nghiệm, vì vậy họ thường nói dối về kinh nghiệm làm việc của bản thân.

- Với kinh nghiệm tuyển người lâu năm, các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện ra điều này. Do đó, thay vì nói dối, bạn có thể tập trung vào những mặt tích cực khác trong quá trình xin việc:

+ Giới thiệu về kiến thức và kỹ năng: Tập trung nêu bật những kiến thức, kỹ năng mà bạn đã học được trong quá trình học tập. Nhà tuyển dụng thường sẽ đánh giá khả năng tiếp thu, khả năng tự học của bạn.

+ Đưa ra ví dụ từ dự án học tập: Liệt kê các dự án, bài tập, hoặc thực tập mà bạn đã tham gia trong quá trình học. Trình bày cách bạn đã áp dụng kiến thức vào thực tế và những kết quả bạn đã đạt được.

+ Đề cập đến đam mê và mục tiêu: Chia sẻ với nhà tuyển dụng về đam mê và mục tiêu của bạn trong lĩnh vực làm việc. Điều này cho thấy bạn có sự tận hưởng và sự cam kết với lĩnh vực đó, dù bạn không có kinh nghiệm làm việc trực tiếp.

+ Sẵn sàng học hỏi: Khẳng định sẵn sàng học hỏi và phát triển kỹ năng trong môi trường làm việc mới. Chia sẻ sự quan tâm của bạn đến việc học và phát triển cá nhân.

- Quan trọng nhất là trung thực và tự tin trong quá trình phỏng vấn. Nhà tuyển dụng đánh giá sự thích nghi, sự sẵn lòng học hỏi, và tiềm năng của ứng viên, và điều này không chỉ dựa trên kinh nghiệm làm việc trước đó.

4. Không biết cách deal lương

- Để xác định mức lương phù hợp, mình cần tự đặt ra câu hỏi mình làm được gì cho công ty đó?

- Ngoài ra, hãy xem xét các yếu tố khác như: kỳ nghỉ dài hơn, các chế độ BHXH, BHYT, ngày phép, các khoản phụ cấp ngoài lương hay các cơ hội phát triển của bạn tại công ty bạn ứng tuyển. Có thể, ngoài mức lương bạn có thể nhận được nhiều giá trị tốt hơn và một cơ hội sáng hơn cho tương lai của mình thì sao?

Trên đây là những gợi ý cho những ai mới tìm việc, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Hãy nhớ rằng, việc tìm việc có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Hãy tự tin vào khả năng của mình và luôn sẵn sàng học hỏi và phát triển trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Hy vọng các bạn có thể tham khảo những lưu ý này để tăng cơ hội tìm kiếm cho mình một công việc ưng ý nhé!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh viên

Phạm Lan Anh

1377 lượt xem
lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kinh nghiệm làm việc là gì? Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV ấn tượng?
Lao động tiền lương
Cách ghi hồ sơ xin việc chi tiết nhất? Bộ hồ sơ xin việc đầy đủ hiện nay gồm những giấy tờ gì?
Lao động tiền lương
Đề xuất sinh viên được làm thêm 24 giờ/tuần, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Hồ sơ xin việc năm 2024 gồm những giấy tờ gì? Tải bộ hồ sơ xin việc ở đâu?
Lao động tiền lương
Người lao động nên viết email xác nhận phỏng vấn như thế nào cho chuyên nghiệp?
Lao động tiền lương
Top 10 câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất gồm những gì?
Lao động tiền lương
Bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay mà người đi xin việc có thể tham khảo, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu khi phỏng vấn cho ứng viên sao cho chuẩn?
Lao động tiền lương
Tải mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mới nhất?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu đánh giá phỏng vấn chuẩn nhất cho người tuyển dụng mới nhất?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào