Cải cách tiền lương từ 1/7/2024 tác động đến lương người lao động trong doanh nghiệp ra sao?
Cải cách tiền lương từ 1/7/2024 tác động đến lương người lao động trong doanh nghiệp ra sao?
Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Bộ Chính trị, dưới đây là một số thay đổi về lương của người lao động trong doanh nghiệp như sau:
* Thang bảng lương do doanh nghiệp tự quyết định
Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động).
Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động. Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thoả thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Ràng buộc duy nhất của Nhà nước đối với tiền lương của doanh nghiệp là mức lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
* Tăng lương tối thiểu vùng theo định kỳ
Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
Do đó, từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu đã được tăng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Địa bàn doanh nghiệp | Mức lương tối thiểu vùng cũ | Mức lương tối thiểu vùng hiện hành | Mức tăng |
Vùng I | 4.420.000 | 4.680.000 | 260.000 |
Vùng II | 3.920.000 | 4.160.000 | 240.000 |
Vùng III | 3.430.000 | 3.640.000 | 210.000 |
Vùng IV | 3.070.000 | 3.250.000 | 180.000 |
* Bổ sung lương tối thiểu vùng theo giờ
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi cải cách tiền lương trong khu vực doanh nghiệp, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tăng lương tối thiểu vùng, Bộ Chính trị còn đặt ra việc bổ sung quy định về mức lương tối thiểu vùng theo giờ.
Để thực hiện điều đó, tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định cụ thể mức lương tối thiểu giờ như sau:
Doanh nghiệp thuộc vùng | Mức lương tối thiểu giờ |
Vùng I | 22.500 đồng/giờ |
Vùng II | 20.000 đồng/giờ |
Vùng III | 17.500 đồng/giờ |
Vùng IV | 15.600 đồng/giờ |
Chính thức thực hiện 5 bảng lương mới khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 vào thời gian nào?
Cải cách tiền lương từ 1/7/2024 tác động đến lương người lao động trong doanh nghiệp ra sao? (Hình từ Internet)
Dựa trên những yếu tố nào để thiết kế 05 bảng lương mới khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Khi thực hiện cải cách tiền lương, 05 bảng lương mới sẽ được thiết kế dựa trên việc xác định của 05 yếu tố theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Tại sao phải cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã nêu rất rõ những bất cập trong chính sách tiền lương hiện nay:
- Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
- Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
- Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
- Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Trung ương khóa XII về cải cách tiền lương được kỳ vọng là một trong những giải pháp cốt yếu để cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng lương.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?