Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 làm tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đúng không?

Cho tôi hỏi là sau cải cách tiền lương từ 01/7 thì đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa tăng lên đúng không? Câu hỏi của chị Y.T (Quảng Nam).

Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 làm tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đúng không?

Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024. Trong đó, có nội dung từ ngày 1/7/2024 sẽ tiến hành cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi thực hiện chính sách tiền lương mới sẽ được cải cách theo hướng bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng chế độ tiền lương mới, theo đó mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 hiện hành quy định:

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
...

Trong khi đó, căn cứ khoản 1 Điều 112 Dự thảo Luật Việc làm quy định như sau:

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
...

Theo đó, đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, Dự thảo Luật Việc làm quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa được tính dựa trên mức lương tối thiểu tháng thay vì lương cơ sở như quy định tại Luật Việc làm 2013 hiện hành. Cụ thể, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa có thể cao hơn nếu mức lương tối thiểu tháng theo vùng cao hơn mức lương cơ sở.

Sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đúng không?

Sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đúng không?

Những đối tượng người lao động nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Dự thảo Luật Việc làm, những đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

- Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

- Người làm việc theo hợp đồng làm việc;

- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Những đối tượng người lao động trên đang làm việc theo hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động, đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu và người lao động là người giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 96 Dự thảo Luật Việc làm quy định như sau:

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm:
a) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
b) Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
c) Trợ cấp thất nghiệp;
d) Hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
e) Hỗ trợ người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động là người khuyết tật.
2. Căn cứ tình hình kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ quy định việc hỗ trợ tiền mặt, hỗ trợ đóng bảo hiểm thất nghiệp và các hỗ trợ khác trong trường hợp khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Theo đó, theo Dự thảo Luật Việc làm, có 05 chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm:

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

- Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;

- Trợ cấp thất nghiệp;

- Hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Hỗ trợ người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động là người khuyết tật.

Đi đến trang Tìm kiếm - Cải cách tiền lương
1,525 lượt xem
Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chính thức cải cách tiền lương: hệ thống bảng lương mới thay đổi hoàn toàn so với 07 bảng lương hiện nay, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
Lao động tiền lương
Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
Lao động tiền lương
Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
Lao động tiền lương
Thời gian cập nhật quá trình cải cách tiền lương chậm nhất là khi nào theo Quyết định 37?
Lao động tiền lương
Chính thức 02 bảng lương mới công chức viên chức: Mức tiền lương của công chức viên chức không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của đối tượng nào?
Lao động tiền lương
Nghị quyết 174 hiệu lực 14/01/2025: Cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang chưa diễn ra thì sử dụng nguồn tích lũy cải cách thế nào?
Lao động tiền lương
Từ 07/01/2025 chính sách cải cách tiền lương được thực hiện theo Nghị quyết 161 của Quốc hội thế nào?
Lao động tiền lương
Quyết định 37: Cập nhật tiền lương, cải cách tiền lương cán bộ công chức thế nào?
Lao động tiền lương
Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào