Cách xử lý khi xảy ra cháy nổ tại nhà máy tuyển khoáng dành cho người lao động như thế nào?
Cách xử lý khi xảy ra cháy nổ tại nhà máy tuyển khoáng dành cho người lao động như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Quy định đối với người lao động
...
5. Từ chối làm việc nếu thấy không đủ điều kiện đảm bảo an toàn và chưa được trang bị đầy đủ thiết bị, dung cụ, phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, đồng thời có kiến nghị với người quản lý công việc và người có trách nhiệm về công tác an toàn bảo hộ lao động.
6. Người lao động làm công việc được phân công tại vị trí quy định, đồng thời phải thực hiện đầy đủ quy trình vận hành, nội quy an toàn - vệ sinh lao động. Không làm việc ở những nơi có nguy cơ xảy ra mất an toàn. Đề nghị với các cơ quan cấp trên và người sử dụng lao động giải quyết những vấn đề vướng mắc hoặc bất cập trong công tác an toàn bảo hộ lao động khi xét thấy vượt khả năng quyền hạn của mình.
7. Người lao động khi thấy có hiện tượng nguy hiểm hoặc tiềm ẩn có thể xảy ra tai nạn lao động, đe doạ đến những công trình, máy móc, thiết bị, nhà cửa thì phải tìm các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và phải báo kịp thời cho người có trách nhiệm để giải quyết. Khi giải quyết sự cố phải có biện pháp kỹ thuật an toàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Khi làm việc trên sườn dốc và cao hơn hai mét so với mặt đất (hoặc mặt tầng), người lao động phải đeo dây an toàn. Vị trí buộc dây an toàn phải đảm bảo chắc chắn, ở ngay phía trên người làm việc.
9. Khi xảy ra cháy nổ, người lao động phải nhanh chóng thoát ra khỏi vị trí nguy hiểm theo chỉ dẫn của sơ đồ thoát hiểm, đồng thời báo ngay cho bộ phận phòng chống cháy, nổ của nhà máy hoặc các tổ chức phòng chống cháy, nổ đóng ở vị trí gần nhất và tích cực tham gia chữa cháy theo phương án đã định.
10. Trước khi khởi động và di chuyển các máy móc, thiết bị phải phát tín hiệu để mọi người biết và có những biện pháp phòng ngừa, bảo đảm an toàn.
Theo đó, cách xử lý khi xảy ra cháy nổ tại nhà máy tuyển khoáng dành cho người lao động như sau:
- Người lao động phải nhanh chóng thoát ra khỏi vị trí nguy hiểm theo chỉ dẫn của sơ đồ thoát hiểm;
- Đồng thời báo ngay cho bộ phận phòng chống cháy, nổ của nhà máy hoặc các tổ chức phòng chống cháy, nổ đóng ở vị trí gần nhất;
- Tích cực tham gia chữa cháy theo phương án đã định.
Cách xử lý khi xảy ra cháy nổ tại nhà máy tuyển khoáng dành cho người lao động như thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị, máy móc, phương tiện trong nhà máy tuyển khoáng sau khi lắp đặt xong cần chạy thử hay không?
Căn cứ theo Điều 7 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Công tác an toàn trong sản xuất nhà máy tuyển khoáng
1. Các nhà máy tuyển khoáng hoạt động sản xuất phải lập kế hoạch an toàn bảo hộ lao động, được duyệt đồng thời với kế hoạch sản xuất - kinh doanh của nhà máy tuyển khoáng. Kế hoạch về an toàn bảo hộ lao động hàng năm phải phù hợp với:
a) Tình hình sản xuất, sản lượng, phương tiện và thiết bị sản xuất của nhà máy tuyển khoáng;
b) Điều kiện và địa hình thực tế của nhà máy tuyển khoáng;
c) Sự thay đổi điều kiện kỹ thuật công nghệ nhà máy tuyển khoáng;
d) Thực trạng kỹ thuật an toàn của nhà máy, các định mức kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Triển khai thực hiện kế hoạch an toàn bảo hộ lao động đã được duyệt.
3. Lập báo cáo kết quả thực hiện và bổ sung kế hoạch an toàn bảo hộ lao động theo tình hình sản xuất cuối kỳ trong năm, kèm theo các số liệu về tình hình tai nạn và sự cố xảy ra.
4. Các thiết bị, máy móc, phương tiện trong nhà máy tuyển khoáng, sau khi lắp đặt xong phải:
a) Kiểm tra, hiệu chỉnh và chạy thử theo quy định; phù hợp với các thông số, yêu cầu kỹ thuật của nhà máy chế tạo;
b) Tổ chức nghiệm thu theo quy định;
c) Lập lý lịch theo dõi;
d) Lập đủ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
...
Theo đó, các thiết bị, máy móc, phương tiện trong nhà máy tuyển khoáng, sau khi lắp đặt xong bắt buộc phải chạy thử theo quy định.
Các máy móc trong nhà máy tuyển khoáng được kiểm tra định kỳ không?
Căn cứ theo Điều 5 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Quy định đối với người sử dụng lao động
...
6. Thực hiện quy định về khám sức khoẻ, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động theo quy định hiện hành.
7. Kiểm tra định kỳ máy móc, nhà xưởng, kho tàng để đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. Không để tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị, nhà xưởng gây hại đến người lao động.
8. Giải quyết các đề nghị, kiến nghị trong công tác an toàn - bảo hộ lao động; các giải pháp kỹ thuật - an toàn hoặc những vấn đề liên quan của đoàn kiểm tra, thanh tra an toàn lao động.
Theo quy định, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm kiểm tra định kỳ các máy móc trong nhà máy tuyển khoáng để đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. Không để tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị, nhà xưởng gây hại đến người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?