Cách tra cứu đăng ký kinh doanh mới nhất hiện nay? Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Cách tra cứu đăng ký kinh doanh mới nhất hiên nay?
Hiện nay, có 02 cách để tra cứu đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm tra cứu qua cổng Thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh và tra cứu qua trang web của Tổng cục thuế, cách tra cứu cụ thể như sau:
Tra cứu qua cổng Thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh:
Bước 1:
- Truy cập vào trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn
- Tại website này, bạn có thể tra cứu đăng ký kinh doanh mà không cần đăng ký hay đăng nhập tài khoản.
Bước 2:
- Tại mục tìm kiếm ở góc trên bên phải, bạn tích vào ô Tìm doanh nghiệp/ Tìm hợp tác xã/ Tìm trong website tùy theo nhu cầu đang muốn tìm kiếm
- Sau đó bạn nhập dữ liệu về mã số thuế/mã số doanh nghiệp cần tra cứu
- Nhấp vào biểu tượng kính lúp hoặc nhấn ENTER sau khi nhập xong dữ liệu
Bước 3:
- Hệ thống sẽ trả kết quả theo tìm kiếm của bạn tại một giao diện mới.
- Các thông tin trên kết quả trả về bao gồm: Tên doanh nghiệp, tình trạng hoạt động, mã số doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, ngày thành lập doanh nghiệp, tên người đại diện theo pháp luật, địa chỉ của trụ sở chính, tên ngành nghề kinh doanh theo đúng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam,…
Tra cứu qua trang web của Tổng cục thuế:
Bước 1:
- Truy cập vào trang web https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
- Bạn cũng có thể tra cứu đăng ký kinh doanh mà không cần đăng ký hay đăng nhập tài khoản tại website này.
Bước 2:
- Nhập thông tin theo yêu cầu của trang web
- Chọn Tra cứu sau khi nhập đầy đủ thông tin
Bước 3:
- Hệ thống trả kết quả theo tìm kiếm của bạn tại một giao diện mới
- Tại giao diện kết quả, bạn có thể tra cứu, kiểm tra các thông tin trên giấy phép kinh doanh có trùng với thông tin hiển thị trên web hay không
Trên đây là 02 cách tra cứu đăng ký kinh doanh đơn giản và nhanh chóng nhất hiện nay.
Cách tra cứu đăng ký kinh doanh mới nhất hiện nay? Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Người thành lập doanh nghiệp là ai?
Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
25. Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
26. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức theo quy định của Luật Đầu tư.
27. Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
28. Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
...
Theo đó người thành lập doanh nghiệp bao gồm các cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
...
Chiếu theo quy định trên, có thể khẳng định viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?