Cách để tham gia bảo hiểm xã hội sau khi đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Người lao động mắc bệnh có được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần?
Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về trường hợp bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, cụ thể như sau:
Trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Ngoài trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội, người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, hiện nay người lao động mắc bệnh sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nếu thuộc một trong 02 diện sau:
- Đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
- Người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
Cách để tham gia BHXH sau khi đã rút BHXH 1 lần?
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì có tính vào thời gian hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội không?
Tại khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Cách để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sau khi đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Với những người đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì vẫn có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội theo 02 cách dưới đây:
Cách 1: Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Theo đó, mặc dù trước đây người lao động đã làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần và cơ quan bảo hiểm xã hội đã thu lại sổ bảo hiểm tuy nhiên nếu người lao động tiếp tục tham gia lao động và ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
Cách 2: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
…
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
…
Theo đó, quy định không giới hạn việc cá nhân đã lãnh bảo hiểm xã hội thì không được tham gia bảo hiểm xã hội nữa.
Như vậy, trường hợp không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng do chính mình lựa chọn và phương thức đóng đa dạng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?