Các nguy cơ sức khỏe ở người LGBT theo hướng dẫn Bộ Y tế? Lao động chuyển đổi giới tính có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Một số nguy cơ sức khỏe ở người LGBT theo hướng dẫn Bộ Y tế?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục Tư vấn bản dạng giới và xu hướng tính dục ban hành kèm theo Quyết định 3261/QĐ-BYT năm 2024tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có nêu một số nguy cơ sức khỏe ở người LGBT cần chú ý như sau:
+ Nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn người dị tính
+ Nguy cơ nghiện chất và tự tử cao hơn người dị tính
+ Nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
+ Nguy cơ là nạn nhân của kỳ thị, bạo lực và phân biệt đối xử
- Thực tế, có những người khi đến các cơ sở y tế đã không cho biết về xu hướng tỉnh dục của họ. Do đó, người cung cấp dịch vụ cần lưu ý để biết vả hỗ trợ cho những người LGBT trước các nguy cơ sức khỏe.
- Người cung cấp dịch vụ cần nhận thức những định kiến về xu hướng tính dục; truyền thông về xu hướng tính dục trung thực, chính xác, dựa trên bằng chứng nhằm giảm phân biệt đối xử và hậu quả tâm lý cho người LGBT.
Một số nguy cơ sức khỏe ở người LGBT theo hướng dẫn Bộ Y tế? Lao động chuyển đổi giới tính có được hưởng chế độ thai sản hay không? (Hình từ Internet)
Lao động chuyển đổi giới tính có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Theo Điều 10 Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính có đề cập về quyền lợi mà người này được hưởng, trong đó có những quyền lợi về lao động, cụ thể như sau:
- Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi.
- Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận.
Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định để bảo đảm người chuyển đổi giới tính không bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong học tập, lao động, chỉnh sửa các giấy tờ đã được cấp và không bị buộc thôi việc, buộc nghỉ học vì chuyển đổi giới tính.
Như vậy, dù hiện nay chưa có quy định về quyền lợi của người lao động chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên nếu Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính này được thông qua sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong Bộ luật Lao động 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành trong đó sẽ có sự điều chỉnh về chế độ thai sản phù hợp nhất dành cho người lao động đã chuyển đổi giới tính.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản dành cho người lao động hiện nay là gì?
Để được hưởng chế độ thai sản, người tham gia phải thuộc nhóm đối tượng áp dụng chế độ thai sản và tích lũy đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, cụ thể:
* Đối tượng hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng hưởng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
* Đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì được coi là đủ điều kiện hưởng thai sản:
(1) Mang thai;
(2) Sinh con;
(3) Mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
(4) Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(5) Đặt vòng tránh thai,
(6) Tiến hành triệt sản;
(7) Lao động nam đang đóng bảo hiểm bắt buộc mà có vợ sinh con.
Trong đó:
- Người lao động tại trường hợp (2), (3), (4) phải có tối thiểu 06 tháng đóng bảo hiểm trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi;
- Nếu người lao động tại trường hợp (2) đã có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm trở lên mà khi mang thai phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định thì phải đóng bảo hiểm từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?