Các loại báo cáo về lao động phải nộp trong tháng 1/2025 là những báo cáo nào?
Các loại báo cáo về lao động phải nộp trong tháng 1/2025 là những báo cáo nào?
Một số báo cáo về lao động mà doanh nghiệp phải nộp trong tháng 1 năm 2025 có thể kể đến đó là: Thông báo tình hình biến động lao động, báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài, báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động, báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động,...
Sau đây là bảng chi tiết các loại báo cáo về lao động mà doanh nghiệp phải nộp trong tháng 1 năm 2025
Thời hạn | Nội dung | Căn cứ pháp lý |
02/01 | Thông báo tình hình biến động lao động tháng 12/2024 | Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH |
04/01 | Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài năm 2024 | Khoản 1 Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP |
09/01 | Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động năm 2024 | Khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP |
Báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 | Khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH | |
Báo cáo y tế lao động | Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT | |
14/01 | Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 | Khoản 7 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP |
Công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở năm 2024 | Điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH |
Bên cạnh đó, để biết thêm chi tiết các loại báo cáo về lao động doanh nghiệp phải nộp năm 2025, có thể tải File tổng hợp cụ thể cả năm 2025:
>>>Tải chi tiết các loại báo cáo về lao động doanh nghiệp phải nộp năm 2025.
Các loại báo cáo về lao động phải nộp trong tháng 1/2025 là những báo cáo nào?
Người sử dụng lao động không nộp các loại báo cáo về lao động đúng theo quy định bị phạt ra sao?
Đối với trường hợp người sử dụng lao động không nộp báo cáo về lao động đúng theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể sẽ căn cứ theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
(1) Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định theo điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
(2) Phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
(3) Phạt vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động theo Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:
+ Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
+ Phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
+ Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không thống kê tai nạn lao động; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
(4) Phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
(5) Phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng khi có hành vi sử dụng người lao động Việt Nam nhưng không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
(6) Phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
*Lưu ý: Các mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức là doanh nghiệp thì mức phạt sẽ gấp đôi (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Người sử dụng lao động có những nghĩa vụ thế nào?
Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ như sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
(Theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019)
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?