Các hình thức khen thưởng đối với Dân quân tự vệ là gì?
Các hình thức khen thưởng đối với Dân quân tự vệ là gì?
Theo Điều 15 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định thì các hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 75 và Điều 76 Luật Thi đua, khen thưởng 2022. Cụ thể:
- Huân chương;
- Huy chương;
- Danh hiệu vinh dự nhà nước;
- “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;
- “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng”;
- “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”;
- Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh;
- Bằng khen của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Giấy khen của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Giấy khen của Thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, cục, vụ, viện và tương đương;
- Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc và trực thuộc Bộ, ban, ngành; Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các hình thức khen thưởng đối với Dân quân tự vệ là gì? (Hình từ Internet)
Quy trình xét đề nghị khen thưởng Dân quân tự vệ thế nào?
Theo Điều 25 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định thì quy trình xét đề nghị khen thưởng Dân quân tự vệ như sau:
- Tổ chức báo công, bình công: Cá nhân, tập thể báo cáo thành tích tại hội nghị bình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Cơ quan, cán bộ (nơi không có cơ quan Dân quân tự vệ) đảm nhiệm công tác Dân quân tự vệ tổng hợp, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp (qua cơ quan, cán bộ đảm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng).
- Hội đồng, tổ thi đua - khen thưởng xem xét, đề nghị khen thưởng.
- Cơ quan chính trị, cán bộ chính trị (nơi không có cơ quan chính trị) hoặc cơ quan, cán bộ đảm nhiệm công tác Dân quân tự vệ (nơi không có cơ quan chính trị, cán bộ chính trị) tổng hợp kết quả họp hội đồng, tổ thi đua - khen thưởng, báo cáo cấp ủy đảng (ban thường vụ đảng ủy) cùng cấp xem xét, quyết nghị.
- Căn cứ quyết nghị của cấp ủy đảng (ban thường vụ đảng ủy), người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ra quyết định khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan, tổ chức xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (qua Cục Dân quân tự vệ).
- Cục Dân quân tự vệ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định thành tích, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu xem xét, đề nghị Tổng cục Chính trị trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo quy định.
Trách nhiệm trong công tác thi đua, khen thưởng đối với Dân quân tự vệ ra sao?
Theo Điều 4 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định thì trách nhiệm trong công tác thi đua, khen thưởng của Dân quân tự vệ như sau:
- Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật Thi đua, khen thưởng 2022.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong lực lượng Dân quân tự vệ; quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ; tham mưu, xem xét đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Thủ trưởng quân khu, quân chủng, binh chủng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo, phát động, tổ chức phong trào thi đua; xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua; xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Cơ quan quân sự địa phương tham mưu, chỉ đạo, phát động, tổ chức phong trào thi đua; xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức tham mưu, tổ chức phong trào thi đua; xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng về lực lượng tự vệ thuộc quyền.
- Cơ quan Dân quân tự vệ các cấp, trợ lý Dân quân tự vệ thuộc Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, cán bộ đảm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng cùng cấp tham mưu tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ.
Lưu ý: Thông tư 93/2024/TT-BQP có hiệu lực từ 22/12/2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?