Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có những thay đổi thế nào trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội?

Gần đây tôi có xem qua Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội nhưng vẫn còn một số thắc mắc về nó. Cho tôi hỏi các hành vi bị nghiêm cấm có những đổi mới nào trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội? Thắc mắc đến từ chị Thu (Bảo Lộc).

Đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội?

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, cụ thể:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là các đối tượng được liệt kê trên.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có những đổi mới nào tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội? (Hình ảnh từ Internet)

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay?

Căn cứ Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bao gồm 08 nhóm hành vi nêu trên.

Đối chiếu với Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 (có hiệu lực từ 01/01/2007 - 01/01/2016) thì các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.
3. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.
4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
5. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội.

Qua đó cho thấy theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết hơn về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, trong đó bổ sung thêm các hành vi:

- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Việc bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm giúp đảm bảo cho việc tham gia bảo hiểm xã hội một cách hợp pháp.

Các hành vi bị nghiêm cấm có những thay đổi thế nào trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội?

Căn cứ Điều 7 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
3. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.
4. Sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội không đúng quy định pháp luật.
5. Truy cập, khai thác, cung cấp trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội.
6. Báo cáo sai sự thật, cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, xuyên tạc về chính sách bảo hiểm xã hội.
7. Cộng tác, bao che, giúp sức cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội hoặc cản trở người khác thực hiện nghĩa vụ đóng, không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về bảo hiểm xã hội.
8. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định cụ thể hơn các hành vi bị nghiêm cấm từ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và có một số điểm khác như sau:

- Bỏ hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Bổ sung hành vi cộng tác, bao che, giúp sức cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội hoặc cản trở người khác thực hiện nghĩa vụ đóng, không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về bảo hiểm xã hội.

Việc quy định chi tiết và bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm giúp hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, góp phần giúp các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện một cách nghiêm túc hơn, hạn chế tình trạng doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội.

Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội
1,910 lượt xem
Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin cấp mã đơn vị BHXH cho doanh nghiệp là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn cách Tra cứu mã đơn vị BHXH chi tiết nhất như thế nào?
Lao động tiền lương
Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa ở đâu? NLĐ đóng BHXH theo tháng hay quý?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong BHXH?
Lao động tiền lương
Mẫu TK3-TS Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới nhất năm 2025 là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Cách điền Mẫu TK1-TS Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới nhất năm 2025 như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu TK1-TS Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới nhất năm 2025 là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn điền Mẫu TK3-TS Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới nhất năm 2025 như thế nào?
Lao động tiền lương
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là gì?
Lao động tiền lương
NLĐ có được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động ký sau hay không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào