Các cục, vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao từ 1/1/2025 gồm những gì?
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao ra sao?
Căn cứ theo Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Văn phòng;
c) Cục, vụ và tương đương;
d) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Cơ quan báo chí.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của luật.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Văn phòng;
- Cục, vụ và tương đương;
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
- Cơ quan báo chí.
Các cục, vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao từ 1/1/2025 gồm những gì? (Hình từ Internet)
Các cục, vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao từ 1/1/2025 gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 57/2024/UBTVQH15 quy định như sau:
Phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao
1. Các cục, vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao gồm có:
a) Cục Kế hoạch - Tài chính;
b) Cục Công nghệ thông tin;
c) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự;
d) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự;
đ) Vụ Giám đốc, kiểm tra về kinh doanh - thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên;
e) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính;
g) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
h) Vụ Tổ chức - Cán bộ;
i) Vụ Hợp tác quốc tế;
k) Vụ Công tác phía Nam;
l) Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao.
2. Cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao gồm có:
a) Báo Công lý;
b) Tạp chí Tòa án nhân dân.
3. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Và căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 57/2024/UBTVQH15 quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Nghị quyết số 956/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Theo đó, từ 1/1/2025 các cục, vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao gồm có:
- Cục Kế hoạch - Tài chính;
- Cục Công nghệ thông tin;
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự;
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự;
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về kinh doanh - thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên;
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính;
- Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
- Vụ Tổ chức - Cán bộ;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Vụ Công tác phía Nam;
- Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán không?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;
2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định;
3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;
4. Phát triển án lệ;
5. Đào tạo nguồn nhân lực; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức của Tòa án; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm, Hòa giải viên và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;
6. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án theo thẩm quyền xét xử;
7. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết;
8. Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ đối với các Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án để bảo đảm tuân thủ pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án;
9. Hợp tác quốc tế;
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Nghị quyết 57/2024/UBTVQH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?