Hộ tịch là gì? Công chức làm công tác hộ tịch có cần phải tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ không?

Hộ tịch có nghĩa là gì? Có cần phải tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức làm công tác hộ tịch không?

Hộ tịch là gì?

Theo Điều 2 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

Hộ tịch và đăng ký hộ tịch
1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Theo đó hộ tịch là những sự kiện xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết như:

- Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

+ Khai sinh;

+ Kết hôn;

+ Giám hộ;

+ Nhận cha, mẹ, con;

+ Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

+ Khai tử.

- Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

+ Thay đổi quốc tịch;

+ Xác định cha, mẹ, con;

+ Xác định lại giới tính;

+ Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

+ Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

+ Công nhận giám hộ;

+ Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

- Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Hộ tịch là gì? Công chức làm công tác hộ tịch có cần phải tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ không?

Hộ tịch là gì? Công chức làm công tác hộ tịch có cần phải tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ không? (Hình từ Internet)

Công chức làm công tác hộ tịch có cần phải tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ không?

Theo Điều 73 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch
1. Trong lĩnh vực hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;
b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;
c) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
đ) Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.
Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;
e) Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
g) Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Theo đó, công chức làm công tác hộ tịch có phải tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức.

Trường hợp nào công chức làm công tác hộ tịch thu lệ phí hộ tịch là trái luật?

Theo Điều 74 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

Những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm
1. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch.
2. Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch.
3. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái quy định của Luật này.
4. Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
5. Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật này.
6. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ tịch.
7. Công chức làm công tác hộ tịch vi phạm các quy định tại Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, công chức làm công tác hộ tịch thu lệ phí hộ tịch là trái luật trong trường hợp thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch.

Công chức làm công tác hộ tịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hộ tịch là gì? Công chức làm công tác hộ tịch có cần phải tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ không?
Lao động tiền lương
Công chức làm công tác hộ tịch là những ai?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức làm công tác hộ tịch
1,220 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào