Bố trí công việc cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp không theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa có bị xử phạt không?

Người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị đã phục hồi và có thể tiếp tục làm việc trở lại nhưng người sử dụng lao động không bố trí công việc mới theo kết luận của hội đồng giám định y khoa thông thì bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của anh Phong (Hà Nội).

Có phải sắp xếp công việc khác cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp tiếp tục làm việc sau khi được điều trị, phục hồi chức năng không?

Căn cứ khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

Theo quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục đi làm.

Bố trí công việc cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp không theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa có bị xử phạt không?

Bố trí công việc cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp không theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)

Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động;
b) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
...

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định, người sử dụng lao động khi có hành vi không bố trí công việc phù hợp với người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 10 - 15 triệu đồng với mỗi người lao động vi phạm nhưng không quá 75 triệu đồng (cá nhân) và từ 20 - 30 triệu đồng với mỗi người vi phạm nhưng không quá 150 triệu đồng (tổ chức).

Thời hiệu xử lý hành vi không bố trí công việc phù hợp với người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận Hội đồng giám định y khoa là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Dẫn chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi không bố trí công việc phù hợp với người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa là 01 năm.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Việc phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm nào?
Lao động tiền lương
Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Thời điểm nào người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Lao động tiền lương
Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp lần đầu hiện nay được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Bố trí công việc cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp không theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Chế độ trợ cấp cho người lao động tái phát bệnh nghề nghiệp được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
35 loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định là gì?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính mới nhất là biên bản nào?
Lao động tiền lương
Bệnh trầm cảm do áp lực công việc có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Áp lực công việc gây nên bệnh rối loạn lo âu thì có phải bệnh nghề nghiệp hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh nghề nghiệp
1,551 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào