Bố trí ca làm việc như thế nào cho đúng luật?

Bố trí ca làm việc như thế nào cho đúng luật? Có phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động trong ca làm việc hay không? Câu hỏi của chị H.L (Hưng Yên)

Bố trí ca làm việc như thế nào cho đúng luật?

Tại khoản 2 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).
...

Theo đó, khi tổ chức làm việc theo ca, người sử dụng lao động phải bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc.

Khi tiến hành làm việc theo ca, doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ giữa giờ theo thời gian theo đúng quy định, đồng thời bố trí lịch nghỉ để đảm bảo người lao động được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác theo Điều 110 Bộ luật Lao động 2019.

Đặc biệt, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, khoản 3 Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP còn quy định, người sử dụng lao động có quyền quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc để đảm bảo người lao động được nghỉ ngơi trong quá trình làm việc.

Bố trí ca làm việc như thế nào cho đúng luật?

Bố trí ca làm việc như thế nào cho đúng luật? (Hình từ Internet)

Người lao động làm việc theo ca có được hưởng lương cho thời gian nghỉ giữa giờ hay không?

Tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
...

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
...
3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:
a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Theo đó, khi người sử dụng lao động tổ chức làm việc theo ca liên tục thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc, tức là khoảng thời gian này người lao động sẽ được hưởng lương.

Cách xác định tổ chức làm việc theo ca liên tục như sau: Người sử dụng lao động tổ chức làm việc theo ca, và thỏa mãn cả 02 điều kiện sau:

- Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên.

- Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Có phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động trong ca làm việc hay không?

Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.
2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
4. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định.

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

Ca làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ca làm việc là gì? Làm việc theo ca được tổ chức như thế nào?
Lao động tiền lương
Phải thỏa thuận về ca làm việc với người làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển vào thời gian nào?
Lao động tiền lương
Thời gian tối đa của mỗi ca làm việc là bao lâu?
Lao động tiền lương
Ca làm việc có bao gồm thời gian nghỉ giữa giờ hay không?
Lao động tiền lương
Ca làm việc được pháp luật quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Bố trí ca làm việc như thế nào cho đúng luật?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ca làm việc
1,150 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ca làm việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào